1. Sống trong nỗi buồn Công bằng mà nói,ótrongthóiquennàybạnlàngườikhônghạnhphúty lẹ keo ai cũng sẽ có những ngày tồi tệ và những trải nghiệm tiêu cực. Nhưng khi những điều này đến với bạn, bạn có thấy mình đang cố gắng để thoát ra khỏi đó hay cứ chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực ấy? Tất nhiên cũng có những tổn thương mà bạn cần một thời gian dài để vượt qua. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, nếu bạn không thể buông bỏ những nỗi buồn nhỏ nhặt thì bạn sẽ chỉ giữ lấy sự tức giận và buồn bã nhiều hơn mức cần thiết. Hãy thử viết những vấn đề đó vào nhật ký để tự cho phép mình giải toả những cảm xúc tiêu cực trong đầu. 2. Suy nghĩ quá nhiều Bạn từng có một trải nghiệm không mấy dễ chịu và cứ ngồi trên giường nghĩ đi nghĩ lại về nó? Ai cũng từng làm như vậy, nhưng với những người thường xuyên không hạnh phúc, kiểu suy nghĩ này có thể dễ dàng trở thành một thói quen. Khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều một cách tiêu cực, chúng ta đang có nguy cơ bóp méo tình huống theo cách gửi đi những cảnh báo không cần thiết qua cơ thể và tâm trí mình. Nhìn lại và phân tích tổng thể trải nghiệm đó một cách quá kỹ lưỡng có thể khiến ta chìm đắm vào đó và gây ra cảm giác không vui. Theo một bài báo của bác sĩ tâm lý học David Sack trên tạp chí Tâm lý học ngày nay, những người không hạnh phúc có xu hướng coi các vấn đề toàn cầu là trách nhiệm của họ. Tất nhiên, việc quan tâm tới các vấn đề toàn cầu và muốn giúp thay đổi chúng là điều tuyệt vời. Nhưng khi ai đó đặt lên vai mình quá nhiều gánh nặng mà họ không thể kiểm soát được một mình thì họ có thể nảy sinh suy nghĩ không cho phép bản thân hạnh phúc với cuộc sống riêng của mình. 3. Suy nghĩ tiêu cực Khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn có cảm thấy thư giãn không, hay điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu một cách kỳ lạ? Khi bạn thành công, bạn có để cho mình tận hưởng điều đó không? Cũng giống như những người suy nghĩ quá nhiều, những người không hạnh phúc thường có xu hướng tiếp cận các tình huống và cuộc sống nói chung bằng góc nhìn tiêu cực. Họ thường không cảm thấy hài lòng với những gì mình có, thậm chí sợ hãi cảm giác hạnh phúc. Mặc dù sự không hài lòng và cách nhìn tiêu cực này có thể không phải là một lựa chọn có ý thức, nhưng việc nhận ra điều ấy có thể giúp bạn tránh trở thành một người không hạnh phúc trong tương lai. Nếu muốn thoát khỏi suy nghĩ này, bạn có thể thử thực hành thiền và lòng biết ơn theo bất cứ cách nào bạn cảm thấy thoải mái. 4. Tự cô lập mình Bạn có thấy mình đang khép kín bản thân quá mức cần thiết? Bạn có thường là người huỷ các kế hoạch hoặc loại bản thân ra khỏi các hoạt động xã hội không? Những người không hạnh phúc thường có xu hướng nhượng bộ trước sự cám dỗ của việc tránh mặt người khác, tiến sĩ Travis Bradberry chia sẻ trên tờ HuffPost. Thông thường, khi chúng ta không vui, việc đi chơi với mọi người sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Nhưng bạn có biết rằng việc hoà nhập với đám đông khi bạn đang buồn có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn không? Chính việc trò chuyện với mọi người sẽ vực dậy cảm xúc của bạn. 5. ‘Đóng chai’ cảm xúc Việc kìm nén cảm xúc, đặc biệt là trong một thời gian dài, là thói quen của những người thường xuyên không hạnh phúc. Bởi vì khi giữ nó trong người, họ không cho mình cơ hội chữa lành cảm xúc đó. Bạn có thể thử giải toả cảm xúc bằng cách viết nhật ký hoặc nói chuyện với người mà bạn yêu quý. 6. Ngủ không đủ giấc Bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng? Bạn không đi ngủ vào một giờ cố định? Đó có thể là một nguyên nhân lớn quyết định hạnh phúc của bạn. Một nghiên cứu năm 2018 của Hàn Quốc giải thích rằng, bản thân chất lượng giấc ngủ kém cũng đã đủ để tác động tiêu cực đến hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của một người. Chất lượng giấc ngủ có thể bao gồm rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu nghiên cứu đề cập đến việc bạn ngủ ngon như thế nào vào đêm hôm trước. Nhưng đừng lo, vẫn có cách cải thiện điều này, ví dụ như hãy thử đi ngủ đúng giờ mỗi tối, thức dậy sớm và ngủ đủ 8 tiếng. 7. So sánh mình với người khác So sánh rất dễ xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Khi bạn nhận điểm số bài kiểm tra, khi bạn đi làm, khi bạn chơi mạng xã hội… bạn đều dễ dàng quan sát người khác và so sánh với chính mình. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là khi chúng ta so sánh mình với người khác, chúng ta đã vô tình làm giảm đi sự thành công của riêng mình. Điều quan trọng để cảm thấy hạnh phúc và hài lòng là hãy làm tốt nhất có thể, và đừng so sánh với bất cứ ai xung quanh. Việc so sánh chỉ khiến bạn chỉ trích bản thân một cách không cần thiết. 8. Ép mình làm việc quá sức Theo một bài báo đăng trên tạp chí Passport Health, các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng làm việc quá sức là tiền đề phổ biến dẫn đến trầm cảm, lo lắng và các thói quen không lành mạnh. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Những người ép bản thân làm việc quá sức dễ bị căng thẳng và kiệt sức hơn. Và cả hai điều này đều gây ảnh hưởng bất lợi đến tâm trạng của bạn. Phụ nữ hạnh phúc luôn sống theo cách mà cô ấy muốnCó những người phụ nữ luôn toát lên thứ năng lượng đầy sức sống mà ai đến gần cũng cảm nhận được. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao ánh mắt, nụ cười họ luôn có ma lực làm bừng sáng tinh thần bạn không? |