Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản lý,ĐượcgửingânhàngkhôngquávốncủaQuỹpháttriểnđấkèo phạt góc nhà cái sử dụng Quỹ phát triển đất.
Trước khi xây dựng Dự thảo, Bộ đã tiến hành rà soát hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời tổ chức khảo sát thực tế ở một số địa phương.
Bỏ chức năng chi hỗ trợ bồi thường, tái định cư
Về cơ bản, dự thảo Quyết định ban hành kèm theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất được kết cấu cơ bản như Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 40), có sửa đổi, bổ sung các nội dung thay đổi theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và vướng mắc trong triển khai thực hiện tại một số địa phương.
Riêng Dự thảo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định gồm 20 Điều, được kết cấu thành 6 Chương. Trong đó theo quy định tại Chương I, Quỹ phát triển đất không còn chức năng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại QĐ 40.
Sau hơn 4 năm thực hiện Quyết định 40/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được những thành công nhất định, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn ứng cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế triển khai thực hiện còn một số nội dung vướng mắc nhất định cần phải hướng dẫn rõ hơn như cơ cấu tổ chức của Quỹ trong trường hợp ủy thác, quy định về ứng vốn (điều kiện ứng vốn, trình tự, thủ tục ứng vốn, phí ứng vốn), …
Với các lý do trên, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất để thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết.
Tại Chương II, Quỹ có 8 nhiệm vụ, thay đổi so với quy định trước đây 3 nhiệm vụ để phù hợp với quy định tại Điều 111 Luật Đất đai năm 2013, Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (NĐ 43). Trong đó có sửa 2 nhiệm vụ và bỏ 1 nhiệm vụ là “Ứng vốn cho ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm d, đ, e Khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định định số 40/2010. Lý do, Luật Đất đai 2013 không quy định Quỹ có nhiệm vụ ứng vốn để chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Về quyền hạn, Quỹ có 05 nhiệm vụ, bớt đi 01 nhiệm vụ so với trước đây cho phù hợp với quy định tại Điều 111 Luật Đất đai năm 2013, Điều 6 NĐ 43.
Được ứng từ vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ cho nhiệm vụ khác
Tuy nhiên nội dung được quan tâm nhiều nhất nằm tại Chương IV: Quản lý, sử dụng Quỹ. Trong dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quy định về nguồn vốn hoạt động của Quỹ như quy định tại Khoản 2 Điều 6 NĐ 43 để địa phương chủ động trong việc trích lập nguồn vốn của Quỹ.
Lý do theo Bộ Tài chính, nguồn vốn của Quỹ (hình thành, bổ sung hàng năm) quy định tại NĐ 43 khác với quy định tại QĐ 40 (trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất; quy định cụ thể mức trích hàng năm 30-50%).
Theo đó, không quy định giới hạn tỷ lệ % mức trích bổ sung cho Quỹ hàng năm và không quy định cụ thể trích từ nguồn thu nào (từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất như quy định tại QĐ 40 hay từ cả nguồn thu về phí, lệ phí và các nguồn thu khác).
Đối với nội dung quản lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quy định rõ việc quản lý nguồn vốn của Quỹ như sau: Đối với kinh phí ngân sách nhà nước cấp, Quỹ mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để quản lý, sử dụng theo quy định; Đối với các khoản thu, chi về cung ứng dịch vụ, liên doanh, liên kết, Quỹ mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng để quản lý, sử dụng theo quy định.
Do Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục tiêu lợi nhuận nên quá trình triển khai thực hiện QĐ 40, nhiều địa phương (thành phố Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Cần Thơ, Tây Ninh…) phản ánh nguồn thu của Quỹ quy định tại Điều 17 Quy chế này là rất ít, nên kiến nghị cho phép Quỹ mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng để có nguồn thu từ lãi tiền gửi bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.
Do đó, để tăng nguồn thu cho Quỹ, giảm kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ - đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động để thực hiện các nội dung chi theo quy định, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định trong trường hợp cần thiết, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép Quỹ mở tài khoản tại tổ chức tín dụng tối đa không quá 50% nguồn vốn hiện có tại Quỹ.
Nguồn vốn của Quỹ theo quy định tại Dự thảo, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Gồm: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Tạo quỹ đất tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong thời gian có nguồn vốn tạm thời của Quỹ như đề nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện (Lâm Đồng, Nam Định…), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung nội dung ứng vốn từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ để thực hiện các nhiệm vụ khác căn cứ tính cần thiết, cấp bách của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung ứng vốn, phí ứng vốn được quy định cụ thể tại Điều 12; và việc hoàn trả vốn ứng quy định tại Điều 13 dự thảo Quy chế nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạt động của Quỹ được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn./.
Hoàng Lâm