当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo bayer leverkusen】EU phát đi hơn 690 cảnh báo về Etylen oxit, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

EU cảnh báo nghiêm trọng mì Việt,átđihơncảnhbáovềEtylenoxitdoanhnghiệpcầnlưuýgìsoi kèo bayer leverkusen Văn phòng SPS khuyến cáo gấp
Acecook Việt Nam lên tiếng về việc mì Hảo Hảo, miến Good có chất cấm
Khẩn trương xác minh thông tin mì Hảo Hảo chứa chất cấm
EU phát đi hơn 690 cảnh báo về Etylen oxit, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Thời gian qua, đã có một số sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường EU. Đây là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt,... Nguồn: Internet

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhiều mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc ở nhiều quốc gia, kể cả sản xuất tại các nước trong EU đã bị cảnh báo về hàm lượng hợp chất Etylen oxit (EO) vượt quá giới hạn dư lượng cho phép trong thực phẩm theo quy định của EU.

Đáng chú ý, đã có một số sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường EU. Đây là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt,...

Những sản phẩm này có thể có chuỗi cung ứng gồm nhiều nhánh nhỏ dành riêng cho các cấu phần khác nhau trước khi được đóng gói trong sản phẩm cuối cùng. Có thể thấy, việc kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng cần được coi là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Song song với việc thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu, đặc biệt là các cấu phần thuê mua gia công/sản xuất để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.

Đồng thời, doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy.

Vụ Khoa học và Công nghệ thông tin thêm, hiện nay, Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Trong khi đó, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia/khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng…

Vì vậy trong trường hợp này, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác. Đây là một yếu tố các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản sản xuất trước khi xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, nhìn nhận trực tiếp từ vụ việc EU cảnh báo đối với sản phẩm mì tôm chua cay nhãn hiệu “Hao Hao Sour-Hot Shrimp Flavour” mới đây, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh: “Sự việc của Acecook là một bài học về việc giữ gìn những thương hiệu sản xuất lớn đang có uy tín và sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường nội địa Việt Nam cũng như xuất khẩu đi các nước”.

Các thương hiệu sản xuất thực phẩm khác cũng phải tự kiểm tra, xem xét lại quy trình sản xuất của mình, không được chủ quan. Bên cạnh đó, người dân cũng cần bình tĩnh trong các phản ứng với các sản phẩm của doanh nghiệp, tiếp tục ủng hộ những sản phẩm đạt chất lượng.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT), thống kê sơ bộ, một năm Văn phòng SPS Việt Nam nhận được khoảng 50 cảnh báo của EU và các nước liên quan đến các biện pháp SPS (biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động-thực vật-PV), có cảnh báo nghiêm trọng, có cảnh báo không nghiêm trọng.

“Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp cần nghiêm túc xem xét lại thật kỹ quy trình sản xuất, chế biến ngay từ khâu nhập nguyên liệu. Dây chuyền, máy móc sản xuất của doanh nghiệp có thể khép kín, hiện đại nhưng có thể do nguyên liệu đầu vào, vì vậy khi nhập khẩu nguyên liệu phải kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn”, ông Nam khuyến cáo.

Cuối năm 2020, Vương quốc Bỉ đã thông báo trên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU (RASFF) về việc dư lượng Etylen oxit trong nhiều lô hạt vừng từ Ấn Độ vượt rất nhiều lần so với ngưỡng giới hạn cho phép của khu vực này là 0,05 mg/kg.

Xuất phát từ vụ việc trên, nhiều quốc gia EU đã tăng cường kiểm tra dư lượng EO trong các sản phẩm thực phẩm.

Tới thời điểm này, theo dữ liệu của RASFF, các quốc gia châu Âu đã phát đi hơn 690 cảnh báo liên quan đến EO. Các nước đưa ra nhiều cảnh báo nhất là Hà Lan (208), Đức (90), Bỉ (79), Tây Ban Nha (49), Pháp (30) và Ý (28).

Các sản phẩm có chứa EO bị thu hồi thuộc nhiều chủng loại, bao gồm các chất phụ gia, gia vị, các loại hạt, thảo mộc, kem, món tráng miệng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, cà phê, trà, sản phẩm chế biến từ ca cao... Trong đó, đối tượng được tập trung nhiều nhất là vừng, phụ gia thực phẩm E410 (locust bean gum) và các sản phẩm có liên quan.

分享到: