Đây là nội dung quan trọng trong Dự thảo mới nhất Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 124 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, và Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm vừa được cơ quan chức năng gửi đến Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thành viên góp ý để hoàn thiện.
Tiêu chuẩn “siêu nghiêm”
Theo dự thảo mới nhất Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 124 thì trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, DNBH phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán (chuyên gia tính phí) đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Cụ thể, Dự thảo quy định chuyên gia tính phí của DNBH phi nhân thọ phải là thành viên của Hiệp hội Các nhà tính toán bảo hiểm Việt Nam, và là thành viên chính thức của Hiệp hội các Nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Đồng thời, chuyên gia tính phí buộc phải có tối thiểu 2 chứng chỉ tính toán do một trong các hiệp hội tính toán bảo hiểm được thừa nhận rộng rãi: Hội Các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội Các nhà tính toán bảo hiểm Scotland, Hội Các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội Các nhà tính toán bảo hiểm Úc... Mặt khác, các chuyên gia này chưa vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan đến công việc chuyên môn của mình…
Dự thảo cũng quy định cụ thể về thủ tục bổ nhiệm, thay đổi, chấm dứt tư cách của chuyên gia tính phí của DNBH phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài.
Ngoài ra, Dự thảo còn có nhiều quy định nghiêm ngặt về hồ sơ, giấy tờ liên quan tới chuyên gia tính phí. Cụ thể hồ sơ gồm: Văn bản thông báo việc bổ nhiệm chuyên gia tính toán và hình thức sử dụng chuyên gia tính toán theo quy định có chữ ký của chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc; văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) chứng minh năng lực, trình độ và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm làm việc về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của người dự kiến bổ nhiệm làm chuyên gia tính toán; giấy chứng nhận tư cách thành viên hiệp hội các nhà tính toán bảo hiểm được công nhận;…
Lãng phí nguồn nhân lực và có khả thi ?
Đại diện một DNBH phi nhân thọ hàng đầu cho rằng, theo thông tư hiện hành, DNBH phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài sẽ sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán để thực hiện các nhiệm vụ quy định mà không quy định cụ thể như dự thảo. Theo đó, chuyên gia tính phí chỉ cần có bằng đại học; có kinh nghiệm làm việc 5 năm trong lĩnh vực bảo hiểm; Có bằng cấp về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được công nhận trong nước hoặc quốc tế cấp.
Bởi vậy, việc dự thảo quy định tiêu chuẩn của chuyên gia tính phí của DNBH phi nhân thọ tương đương tiêu chuẩn của DN nhân thọ là không cần thiết. Vì phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ có đóng và có hiệu lực trong vòng 1 năm, không dồn tích, thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít, sau một năm nếu không bồi thường thì chấm dứt, nếu bồi thường thì nhiều hơn phí đã đóng.
Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp này, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ rủi ro không dồn tích, còn bảo hiểm nhân thọ thì tham gia càng dài rủi ro dồn tích càng lớn. Thời gian hợp đồng dài, càng về sau khi đến tuổi già tỷ lệ tử vong và tai nạn càng nhiều, nên mới cần áp dụng các điều trên đối với chuyên gia tính phí.
“Trong lĩnh vực nhân thọ phải tính đến đồng tiền trong tương lai, tức là một đồng đóng ngày hôm nay thì 10 năm sau đồng tiền trong tương lai là bao nhiêu? Vì vậy, chuyên gia tính phí phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt. Nếu đem tiêu chuẩn này áp dụng đối với lĩnh vực phi nhân thọ là không cần thiết”, vị này nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, môt số chuyên gia ngành bảo hiểm cho rằng, đối với lĩnh vực phi nhân thọ chỉ cần khảo sát số đông, nếu có dữ liệu số đông về giá trị của các đối tượng bảo hiểm cũng như số tiền bảo hiểm thì tính ra được phí bảo hiểm. Chẳng hạn, có dữ liệu của 1 triệu ô tô và số tiền bồi thường trong 1 năm thì tính được phí bảo hiểm.
“Số chuyên gia tính phí trên thị trường hiện nay rất ít, ngay trong lĩnh vực nhân thọ còn thiếu. Do đó, nếu áp dụng các tiêu chuẩn chuyên gia tính phí theo dự thảo sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu tuyển được chuyên gia tính phí, liệu có giữ được không, hay lại do thiếu hụt nguồn nhân lực dẫn đến cạnh tranh, lôi kéo giữa DNBH này với DNBH kia và khi đi rồi lấy đâu người tuyển thay thế”. (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Hồng Chi
顶: 42898踩: 91
【bang xep hang bong da ngoại hạng anh】Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: Băn khoăn về tiêu chuẩn chuyên gia tính phí
人参与 | 时间:2025-01-11 02:42:13
相关文章
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ dụ Nga tham chiến
- Giá tiêu hôm nay ngày 5/8/2023: Nguyên nhân giá tiêu tăng 5 phiên liên tiếp
- Shop Go88 và top 3 game đối kháng PS4 không thể bỏ qua
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- “Lợi ích kép” từ phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
- Đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng bảo hiểm xã hội
- Soi chiếu hành lý, phát hiện 285 lọ chất lỏng ketamin 10% INJ trong thùng bia Lào
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Giá xăng dầu dự báo tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 11/8/2023
评论专区