Một buổi tư vấn tại Trung tâm điều trị bằng thuốc kháng virus (ART) tại một bệnh viện ở Mumbai,ĐạidịchkhiếncácmụctiêuvềHIVcủanămkhôngthểhoànthàsoi keo lecce Ấn Độ. Ảnh: UN
Theo đó, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phản ứng phòng, chống, điều trị HIV và đe dọa sẽ làm gián đoạn hơn nữa tiến trình này. Ước tính, việc gián đoạn điều trị HIV trong 6 tháng có thể gây ra hơn 500.000 ca tử vong ở châu Phi cận Sahara trong năm 2020 - 2021, đưa khu vực này trở lại mức độ tử vong vì AIDS của năm 2008.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng những thành quả đáng chú ý đã đạt được trong cuộc chiến chấm dứt dịch AIDS đã không được chia sẻ đồng đều trong và giữa các quốc gia, đồng thời những thành tựu trong nhiều thập kỷ qua có thể mất đi nếu thế giới không hành động.
Ngoài ra, thế giới vẫn rất chậm chạp trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm HIV mới, với khoảng 1,7 triệu người mới bị nhiễm bệnh, cao gấp 3 lần mục tiêu toàn cầu.
Thế giới cũng chứng kiến sự không đồng đều giữa các khu vực và quốc gia. Trong khi miền đông và miền nam châu Phi đạt được sự tiến bộ với số ca nhiễm mới giảm 38% kể từ năm 2010, thì Đông Âu và Trung Á lại chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc đến 72% các ca nhiễm HIV mới kể từ năm 2010. Các ca nhiễm mới cũng tăng 22% ở Trung Đông và Bắc Phi, và 21% ở Mỹ Latinh.
Đáng chú ý, phụ nữ và trẻ em gái ở châu Phi hạ Sahara tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 59% tổng số ca nhiễm HIV mới trong khu vực vào năm 2019, với 4.500 trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trẻ từ 15 đến 24 tuổi bị nhiễm bệnh mỗi tuần.
BẢO NGHI
(Lược dịch từ UN)