Ông Đỗ Văn Dũng,àngnghìnbàithitrắcnghiệmTHPTquốcgiabịlỗkết quả bóng đá w Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM- đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở Đắk Lắk, thông tin có 1.600/60.000 bài thi trắc nghiệm ở cụm thi này bị lỗi.
“Bài thi trắc nghiệm năm nào cũng có lỗi. Có thí sinh tô sai mã đề, thậm chí có thí sinh sai số báo danh”- ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, những lỗi sai này là bình thường chứ không phải bất thường. “Do cụm thi Đắk Lắk có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, các em tô sai mã đề, số báo danh là chuyện bình thường”- ông Dũng nhìn nhận.
Trước giờ làm bài thi THPT Quốc gia 2019 (Ảnh: Thanh Hùng) |
“Cụm thi Khánh Hòa có 2.000/37.000 bài thi trắc nghiệm bị lỗi”- ông Tô Văn Phương, Trưởng Phòng đào tạo,Trường ĐH Nha Trang - đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm cụm này thông tin.
Theo ông Phương các lỗi chủ yếu trong bài thi trắc nghiệm thí sinh cụm thi này gặp phải như tô sai số báo danh, trùng số ở cột tô số báo danh hay thí sinh dùng bút chì tốt nhưng gôm tẩy thì không tốt nên khi điều chỉnh đáp án, xóa đáp án cũ vẫn còn dấu vết mờ, trong khi máy quét lại nhạy nên vẫn nhận diện, gây ra cảnh báo lỗi.
“Tổ chấm mất hơn 1 ngày để sửa lỗi cho hơn 2000 bài thi”- ông Phương nói.
Tại cụm thi Bình Thuận, năm nay Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được giao chấm thi trắc nghiệm. Ông Phạm Thái Sơn, Phó ban chấm thi cho hay, trong số hơn 32.000 bài thi trắc nghiệm có khoảng 100 bài thi bị lỗi. Khi chấm đơn vị đã hỗ trợ sửa lỗi để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Tương tư cụm thi Gia Lai do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chủ trì chấm thi trắc nghiệm cũng ghi nhận một số bài thi bị lỗi.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay trong số 38.000 bài thi trắc nghiệm có một số bài bị lỗi nhưng số lượng không nhiều.
“Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, chúng tôi làm đúng theo quy chế. Việc chấm thi thực hiện 4 bước, trong đó có bước sửa lỗi trước khi chấm để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh còn chúng tôi không “chế biến” thêm điều gì”- ông Lý cho hay.
Trước đó, tại cụm thi Thanh Hóa, do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì chấm thi trắc nghiệm, phần mềm chấm thi đã khuyến cáo nên xem xét lại 11.900/102.925 bài thi trắc nghiệm. Đơn vị này đã kiểm tất cả các bài thi này và sửa hơn 1.500 lỗi tô mờ, tô đúp. Cụm thi này cũng ghi nhận một bài thi trắc nghiệm bất thường và đã lập biên bản.
Tại sao máy chấm thi cảnh báo sai hàng chục bài như Thanh Hóa?
Tại cụm thi Thanh Hóa, phần mềm chấm thi đã khuyến cáo nên xem xét lại 11.900/102.925 bài thi trắc nghiệm nhưng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã sửa hơn 1.500 lỗi tô mờ, tô đúp.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó ban chấm thi cụm Bình Thuận, cho hay sở dĩ phần mềm cảnh báo lỗi bài thi rất nhiều như trường hợp ở Thanh Hóa, là do ở các năm trước sau khi quét phần mềm sẽ nhận dạng và chuyển file ảnh thành file dùng để chấm. Trước khi chuyển thì file ảnh nhận dạng được lưu đĩa để gửi về Bộ. Còn năm nay, công đoạn này làm xong rồi mới đến công đoạn chuyển file ảnh thành file dữ liệu chấm. Khi chuyển file ảnh thành file dữ liệu để chấm thì thì phần mềm sẽ phát hiện những lỗi không rõ ràng trong việc tô đáp án của thí sinh.
“Vấn đề này được nhận diện qua phần mềm và lưới định dạng quét dữ liệu, kiểu như các câu đáp án sẽ nằm trên một lưới quét và nếu có gì đặc biệt không khớp với lưới thì phần mềm cảnh báo”- ông Sơn giải thích.
Theo ông Sơn, sau khi phần mềm cảnh báo thì các bài thi này sẽ được lấy ra quét lại hoặc kiểm tra để sửa lỗi nhằm mục đích bài thi được nhận dạng để chuyển thành file dữ liệu chấm. Các lỗi thường xảy ra là do ô nhận dạng bị mờ, giấy thi bị cong mép, các thí sinh tô mờ hoặc tô lại nhưng ô tô lại và ô xóa đi nhìn không rõ, giấy thi bị lệch khi đưa vào máy quét.
Quy trình sửa lỗi là phải chiếu bản scan và phần mã chấm lên máy chiếu hoặc tivi màn hình lớn để cho thanh tra, giám sát, an ninh và cán bộ chấm cùng nhìn thấy để điều chỉnh. Các lỗi điều chỉnh đều được lập biên bản chi tiết về những sai sót và điều chỉnh.
“Tỷ lệ lỗi này khó nói do rất nhiều những yếu tố khách quan. Cụ thể như cụm thi có nhiều thí sinh ở vùng sâu vùng xa thường bị lỗi nhiều hơn do học sinh là vùng dân tộc thiểu số, thí sinh có trình độ thấp, thí sinh không hiểu rõ yêu cầu… dẫn đến có những lỗi sai cơ bản”- ông Sơn giải thích
Phải sửa lỗi bài thi trắc nghiệm để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh
Theo quy trình chấm thi trắc nghiệm năm 2019 được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, việc chấm thi vẫn thực hiện 4 bước gồm quét ảnh, đọc ảnh, sửa lỗi và chấm thi. Như vậy sửa lỗi bài thi trắc nghiệm là một khâu trong chấm thi thuộc trách nhiệm của các đơn vị được giao.
Thông thường, các bài thi trắc nghiệm sẽ mắc phải một số lỗi như như không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được, trong đó lỗi tệ hại nhất là tô nhầm SBD; Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào; Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
Thậm chí, có những lỗi do quét bài như để gấp phiếu, sai mặt phiếu, làm phiếu bị biến dạng… những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra.
Để tránh tình trạng gian lận thi cử như năm 2018, trong năm 2019, phần sửa lỗi này sẽ được thực hiện chỉ sau khi sinh ra đĩa CD1. Kết quả sửa cùng với biên bản (tự động) cùng với bản sao cơ sở dữ liệu tại thời điểm đó được mã hóa tạo thành đĩa CD2 gửi về Bộ GD-ĐT. Cũng như đĩa CD1 chỉ có Bộ mới có thể giải mã được đĩa CD2.
Lê Huyền
Tại sao phải xem xét lại gần 12.000 bài thi của thí sinh Thanh Hoá?
Trong quá trình chấm thi THPT quốc gia 2019, để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, phần mềm chấm thi khuyến cáo nên xem xét lại những bài thi có vấn đề.