Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế đào tạo nhiều lao động làm việc tại Hàn Quốc Trong vòng 10 năm,ườinghèongạixuấtkhẩulaođộdự đoán tỷ sô bóng đá hôm nay toàn tỉnh có trên 6.000 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thị trường sáng sủa nhất hiện nay trong ngành XKLĐ là Malaysia. Thị trường này không kén lao động khi không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rất phù hợp với lao động ở vùng nông thôn. Lao động tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Lao động Thừa Thiên Huế được thị trường Malaysia đánh giá cao về tính cần cù, chịu khó, tiếp thu công việc nhanh, Tuy nhiên, họ lại không mấy hào hứng vì cho rằng thị trường này có thu nhập thấp. Ngay cả chính sách hỗ trợ miễn phí cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc chi phí học nghề, học giáo dục định hướng cũng như hoàn tất các thủ tục để đi XKLĐ nhưng doanh nghiệp cũng chẳng tuyển được. Về tâm lý, số đông lao động nghèo ở nông thôn ngại đi làm việc xa, mà chỉ tập trung làm việc tại các thành phố lớn hoặc tại địa phương. Do Malaysia là thị trường thu nhập thấp, nên nhiều người mong muốn làm việc ở những thị trường có thu nhập cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc…Trong khi, chỉ tiêu sang các thị trường này không nhiều, yêu cầu về tay nghề và ngoại ngữ hết sức cam go khiến người lao động nhiều khi khó đáp ứng được. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hạn chế về sức khỏe, trình độ, tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp và tâm lý ngại xa nhà là những yếu tố cản trở người lao động nghèo đi XKLĐ. Phần lớn con em người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, vùng sâu mới học xong THCS, chưa được đào tạo nghề, không quen với môi trường sản xuất tập trung, chuyên nghiệp, hiện đại nên chưa thể đáp ứng yêu cầu phía sử dụng lao động ở nước ngoài, nhất là các thị trường, như Hàn Quốc, Nhật Bản. Bản thân người miền núi ngại học tập, nhất là học ngoại ngữ. Vì vậy, tỉ lệ lao động hội đủ điều kiện về văn hóa, kỹ năng nghề, kỷ luật lao động, sức khỏe để vượt qua xét tuyển của doanh nghiệp nước ngoài không cao. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều lao động thiếu tự tin là không biết các chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của tỉnh về hỗ trợ vay tiền chi phí xuất khẩu lao động, đặc biệt là thiếu thông tin về điều kiện, quyền lợi và thu nhập của người lao động tham gia xuất khẩu lao động. Năng lực hoạt động của một số đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế, chủ yếu là làm dịch vụ xuất khẩu gián tiếp; qui trình, thủ tục còn phiền hà, tiêu cực. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm tiêu chuẩn tay nghề theo hợp đồng của đối tác vẫn ở chừng mực nhất định. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về XKLĐ thiếu thường xuyên nên nhiều người còn do dự. Trong công tác quản lý, còn thiếu chặt chẽ, chưa có cán bộ quản lý trực tiếp lao động tại nước bạn, các biện pháp chế tài chưa nghiêm khắc khi lao động bỏ trốn, gây ảnh hưởng đến uy tín và tổn thất về kinh tế cho công tác xuất khẩu lao động. Đáng lo ngại trong tình hình hiện nay là cách quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là tình trạng cò mồi, thiếu quản lý về phí, thiếu thông tin cho lao động, khi lao động đặt bút ký hợp đồng lại thiếu bộ phận tư vấn…Những sơ hở này sẽ khó làm lành mạnh thị trường XKLĐ, người lao động nghèo lại rơi vào vòng xoáy như trả phí quá cao, rồi bị “vỡ mộng” khi ra nước ngoài, thực tế không như viễn cảnh doanh nghiệp “vẽ” ra... Bài, ảnh: Huế Thu |