当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【dụ đoán bóng đá】Bệnh nhân 39: 'Chỉ khi biết tất cả F1 của mình âm tính, tôi mới trút được gánh nặng'

B.C.P.,ệnhnhânChỉkhibiếttấtcảFcủamìnhâmtínhtôimớitrútđượcgánhnặdụ đoán bóng đá 25 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội, được ghi nhận là bệnh nhân thứ 39 mắc Covid-19 ở Việt Nam. P. là hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty Amazing Ninh Bình, bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi dẫn tour cho đoàn khách có bệnh nhân người Anh mắc Covid-19 (bệnh nhân 24).

Chiều ngày 8/3, nghe tin vị khách mình từng gặp 4 hôm trước đang là F1 (trường hợp tiếp xúc gần) do đi cùng chuyến bay với bệnh nhân 17, P. liền vội vã từ Ninh Bình trở về Hà Nội, tới thẳng Bệnh viện Xanh Pôn để xin tư vấn.

Lúc này, bệnh nhân 24 chưa có kết quả xét nghiệm, P. được yêu cầu về cách ly tại nhà do vẫn đang là F2 (tiếp xúc với người tiếp xúc gần).

Thế nhưng, rời cổng bệnh viện, cậu quyết định không về nhà. P. chọn một góc vỉa hè, đứng tách biệt với mọi người để chờ đợi.

“Tôi đang có nguy cơ nhiễm bệnh, nếu về có thể sẽ lây sang những người khác trong xóm trọ. Khi ấy, tôi đã nghĩ dù có phải đợi bao lâu vẫn sẽ đứng ở đó”, P. chia sẻ.

Hơn 2 tiếng sau, P. nhận được cuộc điện thoại thông báo vị khách người Anh đã dương tính SARS-CoV-2. Cậu lập tức quay trở lại Bệnh viện Xanh Pôn để được cách ly y tế trước khi chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

{ keywords}
B.C.P. tại khu cách ly đặc biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đến đêm 10/3, P. biết tin mình mắc Covid-19.

Chàng thanh niên 25 tuổi rơi vào khủng hoảng. Nhưng, không phải vì lo lắng cho bản thân, mà là vì lo lắng cho những người xung quanh mình.

“Tôi chủ yếu tiếp xúc với những người trẻ. Tuy nhiên, nếu họ lây bệnh từ tôi rồi lại tiếp xúc với người già yếu hay người đang bệnh nặng thì mọi thứ sẽ thực sự tồi tệ. Tôi đã rất áp lực trong những ngày đầu tiên”, P. tâm sự.

Dù thể trạng mệt mỏi do bắt đầu có các biểu hiện ho, sốt, khan tiếng, P. vẫn cố gắng hợp tác với các bác sĩ và công an để lên danh sách chi tiết những trường hợp tiếp xúc gần. Chỉ đến khi tất cả những người này đều có kết quả âm tính, cậu mới như trút được gánh nặng.

Hơn 2 tuần “chiến đấu” với căn bệnh Covid-19 là khoảng thời gian khó quên nhất chàng thanh niên 25 tuổi đã từng trải qua.

Ngày 14, 15/3, các triệu chứng bệnh của P. nặng dần, những cơn ho cứ khoảng 10 phút lại tới một lần. P. liên tục có cảm giác khó thở và xuất hiện đau tức lồng ngực mỗi khi hít sâu. Bác sĩ chẩn đoán cậu bị viêm phổi do sự tấn công của virus.

{ keywords}
Phòng cách ly bệnh nhân Covid-19, giường bệnh đảm bảo đủ khoảng cách 2m; các bệnh nhân đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khó khăn đến với P. nhiều hơn khi cậu bước vào giai đoạn điều trị kháng virus.

“Thuốc có tác dụng phụ nên tôi nôn rất nhiều, phải vào nhà vệ sinh liên tục. Tới nỗi sau này bị ám ảnh mỗi khi nghĩ đến nhà vệ sinh đó”, P. kể.

Những ngày “sóng gió” ấy, P. không thể thường xuyên liên lạc với người thân. Một phần vì cơ thể mệt mỏi, một phần vì mỗi khi nói chuyện, cơn ho sẽ càng nhiều. Cậu đành dựa vào chính bản thân, và dựa nhiều hơn vào nhân viên y tế.

“Các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân rất sát sao và chăm sóc tận tình nên những triệu chứng dần được cải thiện. Họ cũng thường xuyên trò chuyện, động viên tinh thần chúng tôi nữa. Tôi thực sự rất cảm động”, P. chia sẻ.

Hình ảnh mà P. nhớ nhất là khi một bệnh nhân không thể gượng dậy vì quá mệt mỏi, bác sĩ đã kiên nhẫn đút từng thìa thức ăn, sau đó mặc quần áo bảo hộ giúp bệnh nhân để đưa người đó đi chụp CT.

“Đến bây giờ, tôi vẫn xúc động khi nhớ lại. Họ rất vất vả, nhưng luôn hết lòng vì chúng tôi”, P. bảo.

{ keywords}
 
{ keywords}
Những suất ăn hàng ngày tại bệnh viện - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngày nghe tin bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới mắc Covid-19, P. cảm thấy lồng ngực mình như đau nhói. Không phải vì bệnh, mà là vì quá xót xa.

Thương các bác sĩ, cậu dặn lòng phải cố gắng ăn uống thật nhiều, rèn luyện tốt để mau khỏi. Những việc lặt vặt trong sinh hoạt, P. đều cố gắng tự thực hiện để nhân viên y tế vơi đi 1 phần việc, dù là nhỏ bé.

“Tôi nghĩ rằng lời cảm ơn và sự động viên chân thành nhất mình có thể làm ở thời điểm ấy chính là không để bác sĩ phải bận lòng, nhanh khỏe lại để họ đỡ vất vả”, P. nói.

Ngày 25/3, P. nhận kết quả âm tính nCoV lần đầu, cơ thể tỉnh táo, không còn triệu chứng bệnh. Vài hôm sau, cậu có thêm kết quả âm tính lần 2, đã hoàn toàn đủ điều kiện được công bố khỏi bệnh theo quy đinh.

Buổi lễ công bố ra viện cho các bệnh nhân Covid-19 tổ chức hôm 30/3 ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh có P. cùng 26 bệnh nhân khác. Ai nấy đều xúc động khi nhìn lại quãng thời gian đã trải qua.

{ keywords}
B.C.P. và các bệnh nhân trong buổi lễ công bố khỏi bệnh ngày 30/3 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

P. hiện đã được chuyển về một khu vực cách ly khác để theo dõi sức khỏe sau khỏi bệnh. Những ngày này, cậu cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, rèn luyện thật tốt để có thể nhanh chóng hòa nhịp trở lại với cuộc sống sau kết thúc cách ly.

P bảo, dù ở đâu, trái tim cậu vẫn luôn hướng về những người bác sĩ nơi tuyến đầu, những người đã cùng đồng hành và giúp cậu bước qua quãng thời gian khủng hoảng chưa từng có.

“Với tôi, các bác sĩ là những người anh hùng. Từ tận đáy lòng, tôi khâm phục và biết ơn họ”, P. chia sẻ.

Nguyễn Liên

Bệnh nhân BV Bạch Mai: “Chúng tôi dựa vào nhau, dựa vào bác sĩ”

Bệnh nhân BV Bạch Mai: “Chúng tôi dựa vào nhau, dựa vào bác sĩ”

 - Hoang mang, lo lắng, thậm chí rơi vào căng thẳng là tất cả những cảm xúc họ đã phải trải qua. Nhưng hơn ai hết, lúc này họ hiểu, chỉ có tin tưởng, đồng lòng mới là cách tốt nhất để vượt qua khó khăn.  

分享到: