Điều kiện cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ | |
Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng được cấp bảo lãnh Chính phủ | |
Cấp bảo lãnh Chính phủ: Cần tạo sân chơi bình đẳng |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theànhquychếphốihợptrongcấpvàquảnlýbảolãnhchínhphủbồ đào nha hôm quao đó, quy chế này quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp của 6 đơn vị chính ở Bộ Tài chính, bao gồm: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Đầu tư, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài chính có liên quan tới việc quản lý nợ công.
Các bên phối hợp trong việc: xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ; thẩm định và trình duyệt chủ trương bảo lãnh chính phủ, thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ; cấp bảo lãnh chính phủ bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới thu bảo lãnh, văn bản bảo lãnh; các nghiệp vụ liên quan tới giám sát thực hiện trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh; các nghiệp vụ liên quan tới xử lý rủi ro và vi phạm; giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn được Chính phủ bảo lãnh.
Bộ trưởng cũng phân công rõ nhiệm vụ giữa các đơn vị trong Bộ Tài chính. Đặc biệt, Bộ trưởng giao cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể gồm: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ 5 năm và hàng năm đối với doanh nghiệp; chủ trì tổng hợp và trình lãnh đạo Bộ để trình Chính phủ hạn mức bảo lãnh chính phủ 5 năm, trình Thủ tướng Chính phủ chi tiết hạn mức bảo lãnh chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hàng năm.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ trì, tham gia đàm phán thư bảo lãnh, văn bản bảo lãnh đối với các hợp đồng vay hoặc đề án phát hành trái phiếu đề nghị Chính phủ bảo lãnh của các doanh nghiệp. Đồng thời, chủ trì, trực tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương bảo lãnh chính phủ, phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp; chủ trì trình lãnh đạo Bộ Tài chính phát hành thư bảo lãnh, văn bản bảo lãnh cho các đối tượng được bảo lãnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, thực hiện thu và quản lý nguồn thu phí bảo lãnh; quản lý việc thế chấp tài sản cho vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, ngoại trừ các khoản bảo lãnh đối với các ngân hàng chính sách.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra các khoản bảo lãnh, đồng thời chủ trì trình lãnh đạo Bộ Tài chính xử lý các vấn đề có liên quan tới nghiệp vụ bảo lãnh chính phủ sau khi phát hành thư bảo lãnh, văn bản bảo lãnh.
Quyết định của Bộ trưởng cũng nêu rõ quy chế phối hợp trong cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp, cũng như việc phối hợp trong cấp và quản lý bảo lãnh cho ngân hàng chính sách.