【psg – lens】Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Sửa luật để phù hợp thực tiễn
TheộTàichínhđềxuấtsửaLuậtThựchànhtiếtkiệmchốnglãngphípsg – lenso Bộ Tài chính, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014.
|
Qua gần 10 năm thực hiện, công tác THTK, CLP nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hệ thống văn bản hướng dẫn Luật THTK, CLP đã được ban hành đầy đủ, kịp thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, việc thực hiện Luật THTK, CLP cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế.
Bộ Tài chính cho biết, kể từ khi Luật THTK, CLP năm 2013 được ban hành và có hiệu lực, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có liên quan, trong đó có nhiều luật chuyên ngành được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung như Luật Ngân sách nhà nước (năm 2015), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (năm 2017), Luật Đầu tư công (năm 2014 và năm 2019), Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (năm 2019)... Chính vì vậy, đã làm cho một số quy định tại Luật THTK, CLP có những điểm chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Luật THTK, CLP năm 2013 đã đưa ra các khái niệm về "tiết kiệm","lãng phí" (khoản 1, khoản 2 Điều 3). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ, bao quát hết các trường hợp, nhất là khi áp dụng cho các đối tượng khu vực doanh nghiệp và trong nhân dân; đồng thời, các khái niệm này cũng được cho là khó xác định thế nào là tiết kiệm, lãng phí đối với những lĩnh vực không có định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Do đó, luật cần rà soát lại các khái niệm này để đảm bảo tính bao quát, rõ ràng hơn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng như những thay đổi của hệ thống pháp luật trong thời gian qua.
Khen thưởng kịp thời người có thông tin phát hiện ngăn lãng phí
Bộ Tài chính cho rằng, Luật THTK, CLP năm 2013 có quy định về phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí; đồng thời có quy định liên quan đến khen thưởng đối với những người phát hiện, có thông tin phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để lãng phí xảy ra. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, các quy định này là chưa đủ để khuyến khích người dân phát hiện, cung cấp thông tin về các vụ việc gây lãng phí.
Luật đã quy định rõ THTK, CLP trong lĩnh vực quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh: TL |
Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, việc thực hiện các quy định về khen thưởng đối với người phát hiện lãng phí còn hạn chế, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có trường hợp được khen thưởng về công tác THTK, CLP. Do đó, cần bổ sung các quy định cụ thể hơn về cơ chế, chính sách bảo vệ, khen thưởng những người phát hiện và cung cấp thông tin lãng phí để tạo động lực khuyến khích mọi người dân tham gia.
Ngoài ra, Luật THTK, CLP hiện hành đã có một số quy định về việc kiểm tra giám sát, xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, trong đó, có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan đơn vị mình phụ trách. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định tại Luật THTK, CLP cho thấy vẫn còn tồn tại một số bất cập làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của việc xử lý các hành vi vi phạm.
Một số bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời hạn lập, gửi chương trình và báo cáo kết quả THTK, CLP; nội dung một số báo cáo chưa đánh giá đầy đủ kết quả THTK, CLP, chưa đánh giá so sánh với chỉ tiêu đề ra, một số đánh giá còn chung chung, ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, báo cáo...
Chính vì thế, việc xây dựng Luật THTK, CLP (sửa đổi) nhằm mục đích tạo khung khổ pháp lý về THTK, CLP rõ ràng, hiệu quả, đảm bảo các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước nhận thức rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của công tác THTK, CLP, thực sự tham gia có trách nhiệm vào công tác này. Từ đó, phát huy hiệu lực và hiệu quả công tác THTK, CLP, góp phần tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế./.
5 nhóm chính sách thực hiện Dự thảo đề xuất 5 nhóm chính sách thực hiện bao gồm: Chính sách 1: Hoàn thiện các quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật THTK, CLP. Chính sách 2: Hoàn thiện các quy định về khái niệm "tiết kiệm", "lãng phí" làm cơ sở định hướng xây dựng các quy định có liên quan tại Luật. Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định để tạo cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân THTK, CLP; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phát hiện lãng phí. Chính sách 4: Hoàn thiện các quy định về xử lý đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về THTK, CLP, trong đó tập trung về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu và bổ sung quy định các trường hợp miễn trừ việc xử lý đối với cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung theo Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương. Chính sách 5: Hoàn thiện các quy định về xây dựng Chương trình THTK, CLP và báo cáo kết quả THTK, CLP. |
相关推荐
- Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- Nghi vấn đường dây vũ khí hóa học Triều Tiên
- Bão tuyết khiến 11 người chết ở Mỹ và Canada
- Di chúc cựu tổng thống Mandela gây căng thẳng gia đình
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Triển lãm về cuộc đời ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long
- Nhật Bản cam kết viện trợ cho Đông Nam Á 20 tỷ USD
- Trung Quốc ngang nhiên cấp chứng minh nhân dân ở 'Tam Sa'