GS. Nguyễn Đăng Hùng tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội năm 2006 sau đó lấy bằng tiến sỹ hóa sinh tại Hàn Quốc năm 2012,áosưViệttạiMỹmongmuốnđưaliệuphápmiễndịchvềnướctrịungthưlịch bóng đá laliga làm nghiên cứu sau tiến sỹ về điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn ở Medical University of South Carolina (2012- 2019).
GS. Nguyễn Đăng Hùng (áo len đen bên trái). Ảnh: NVCC |
Báo động trẻ hóa ung thư đại trực tràng | |
Rút ngắn thời gian xạ trị cho bệnh nhân ung thư nhờ kỹ thuật mới | |
Thêm phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư gan |
Hiện tại anh đang làm GS tại đại học University of Central Florida tại Mỹ nhưng luôn mong mỏi được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển liệu pháp ung thư mới này tại Việt Nam.
Chia sẻ với báo giới mới đây, GS. Hùng cho biết, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày một tăng cao. Hiện, các phác phác đồ điều trị cổ điển (hóa trị, xạ trị và phẫu thuật) chỉ có thể kéo dài sự sống của bệnh nhân và không điều trị tận gốc được cơ chế phát sinh ung thư, liệu pháp liệu pháp miễn dịch và tế bào ra đời đã mang lại hy vọng và sự sống cho rất nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới.
Một khó khăn rất lớn theo GS. Hùng là làm sao đưa được các phác đồ điều trị này về Việt Nam để áp dụng cho các bệnh nhân với chi phí hợp lý và phổ thông.
“Hiện tại, chi phí cho một quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư máu theo liệu pháp CAR-T là vào khoảng 300 nghìn USD và liệu pháp điều trị bằng ức chế thụ thể PD-1 hoặc CTLA-4 cũng rất đắt đỏ. Để giảm chi phí và có thể mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân chúng ta nên có một hệ thống điều trị được thiết lập ở Việt Nam”, GS. Hùng cho hay.
Với kiến thức và kinh nghiệm về liệu pháp miễn dịch, GS. Hùng mong muốn thiết lập một trung tâm nghiên cứu về ung thư miễn dịch với chức năng đào tạo các nhà nghiên cứu tương lai. Trung tâm này sẽ giữ liên kết với các trường đại học và bệnh viện đang nghiên cứu.
Ngoài thành công của bản thân, GS. Hùng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo thế hệ các nhà nghiên cứu và bác sỹ để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về phát triển liệu pháp điều trị miễn dịch tại Việt Nam. Trước mắt anh đang cố gắng thiết lập các chương trình nghiên cứu đào tạo sau tiến sỹ và tiến sỹ với sự hợp tác giữa đại học của Mỹ và Việt Nam.
Kể về quá trình nghiên cứu trước đó của bản thân, GS. Hùng cho biết, lúc mới đến Mỹ, vợ chồng chàng tiến sỹ trẻ Nguyễn Đăng Hùng trải qua những ngày rất vất vả. Đều đặn anh đi làm từ 8h sáng ngày hôm trước và 4h sáng ngày hôm sau mới về.
Sau thất bại của những ngày đầu nghiên cứu trên đất Mỹ, anh Nguyễn Đăng Hùng được Trường ĐH Central Florida (viết tắt là UCF) cấp ngân sách tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy y khoa.
Ở đây, anh bắt đầu nghiên cứu làm tăng khả năng chống ung thư của tế bào CAR-T cells và T cells với các ung thư dạng cứng, liệu pháp tế bào trong điều trị ung thư máu và tác dụng của tế bào gốc trong giảm tác hại của ung thư và sau những nỗ lực không mệt mỏi trong thời gian dài, anh đã thu được kết quả nhất định.
Với nền tảng kiến thức vững chắc về hóa sinh và chuyển hóa tế bào, cùng với mong ước về một liệu pháp có thể mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, anh là một trong những nhà khoa học đầu tiên công bố rất chi tiết về đặc tính chuyển hóa của tế bào lympho sau khi được cấy vào cơ thể bệnh nhân ung thư.
Nghiên cứu của anh có tầm ảnh hưởng rất lớn và được đánh giá cao bởi cộng sự vì đã cung cấp rất nhiều đích tác động làm nển tảng cho sự phát triển các thuốc chống lại quá trình thải ghép và các tác dụng không mong muốn đồng thời tăng cường tác dụng chống ung thư của liệu pháp tế bào gốc.
Giữ vững niềm tin và đam mê nghiên cứu, anh tiếp tục phát hiện ra rằng quá trình thực bào (autophagy) trên tế bào tua có vai trò lớn trong duy trì tác dụng chống ung thư của liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.
Kết quả của nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí JCI Insight 12 năm 2019 và thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty dược phẩm tại Mỹ.
Hiện tại, GS. Hùng đang trong giai đoạn hoàn tất ba công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn. Công trình nghiên cứu đầu tiên nhằm sản xuất ra các chất ức chế bổ thể di chuyển định hướng và tác động đến tế bào đích.
Kết quả của công trình nghiên cứu này đã được mời phát biểu ở hội nghị huyết học hàng năm (American Society of Hematology Annual Meeting), của Mỹ năm 2017, được ước tính sẽ xuất bản trên tạp chí nghiên cứu khoa học hàng đầu và có thể tạo ra 3- 4 loại thuốc chống ung thư mới.
Hai công trình nghiên cứu tiếp sau tập trung vào nghiên cứu về chuyển hóa lipid trong tế bào cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra hai loại thuốc chống ung thư mới và cũng sẽ được xuất bản trên các tạp chí khoa học có uy tín thời gian tới.
Trong quá trình làm nghiên cứu sau tiến sỹ, anh đã dành được nhiều giải thưởng của hiệp hội huyết học Mỹ (American Society of Hematology), Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ (American Association for Advancement of Science), và bộ y tế Mỹ.
Anh cũng là người trực tiếp hướng dẫn một bác sỹ nội trú (Hiện nay là trợ lý giáo sư tại Medical University of South Carolina) chuyên khoa về cấy ghép tế bào tủy trong điều trị ung thư máu, 5 tiến sỹ nghiên cứu sâu về ung thư miễn dịch, nhiều sinh viên y khoa tại trường đại học nơi anh công tác.
Nếu bạn hỏi bí kíp thành công của anh là gì anh chỉ cười và nói, bạn phải có khát vọng và đam mê cùng một niềm tin sắt đá rồi bạn sẽ thành công. Không ai nhìn vào những lần bạn ngã mà họ chỉ thấy lần bạn thành công nên vững tin, không sợ thất bại là điều kiện cần..., may mắn sẽ chỉ đến với ai dám thử thách.