【kq koln】Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội để Việt Nam cải cách môi trường đầu tư

  发布时间:2025-01-10 10:15:13   作者:玩站小弟   我要评论
Việt Nam cần chuẩn bị cho sự hiện diện của thuế tối thiểu toàn cầuViệt Nam cần đẩy nhanh tiến trình kq koln。
Việt Nam cần chuẩn bị cho sự hiện diện của thuế tối thiểu toàn cầu
Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật khi áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu
Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội để Việt Nam cải cách môi trường đầu tư
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Theo ông việc áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu tại nhiều quốc gia bắt đầu từ năm 2024 sẽ ảnh hưởng gì tới luồng vốn FDI vào Việt Nam?

Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) là vấn đề "nóng" của Việt Nam hiện nay cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới. Loại thuế này nằm trong khuôn khổ chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng, hiện đã được 143 quốc gia đồng thuận. Việt Nam đã tham gia vào tháng 4/2022 và là nước thứ 99 tham gia thỏa thuận này.

Với loại thuế này, các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên, trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất đều phải đóng mức thuế là 15%. Khi các doanh nghiệp đi đầu tư ở nước ngoài mà nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% thì sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước nơi họ có trụ sở chính.

Theo đó, các doanh nghiệp phải kê khai hoạt động đầu tư quốc tế, nếu mức thuế áp dụng tại các quốc gia mà họ đến đầu tư thấp hơn 15% thì nộp số thuế thiếu về nước đầu tư nơi đóng trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Chính sách ưu đãi đầu tư sẽ bị giảm hiệu lực trong nhiều trường hợp.

Dự kiến đầu năm 2024 quy tắc thuế TTTC sẽ bắt đầu được thực thi. Đến nay, nhiều nước đã lên chuẩn bị áp dụng thuế TTTC, trong đó có nhiều quốc gia đang đầu tư lớn tại Việt Nam.

Như vậy, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Tác động mạnh nhất của thuế TTTC là việc các doanh nghiệp cân nhắc việc đầu tư vào Việt Nam.

Vậy Việt Nam cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực từ thuế TTTC đến thu hút vốn FDI, thưa ông?

Tôi cho rằng, đây vừa là thách thức nhưng cũng là một cơ hội cực kỳ lớn cho Việt Nam vì một trong những điểm yếu của chúng ta là chưa xử lý được vấn đề chuyển giá trốn thuế, lỗ giả lãi thật. Nếu có cơ chế thuế TTTC, những doanh nghiệp có vốn FDI đã báo lỗ sẽ rất khó tìm được “thiên đường thuế” chuyển giá, buộc các doanh nghiệp FDI phải minh bạch hơn. Khắc phục được nghịch lý doanh nghiệp FDI vừa mở rộng đầu tư kinh doanh nhưng vẫn báo lỗ.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn rất nhiều lợi thế, đã được các doanh nghiệp FDI đánh giá rất cao trong một thời gian dài đó là: ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tốt, thị trường 100 triệu dân, 15 Hiệp định thương mại tự do đã ký và những hiệp định đang chuẩn bị thương lượng và ký. Như vậy nếu có một cơ chế thuế TTTC tốt trên cơ sở học hỏi từ các nước, cộng với những lợi thế mà Việt Nam đang có sẽ tạo cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút vốn FDI.

Ông có khuyến nghị gì về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới?

Trước những khó khăn mà môi trường đầu tư của Việt Nam đang phải đối mặt, đặc biệt là công cụ giảm thuế bị tác động mạnh khi áp dụng thuế TTTC, không có cách gì hơn, Việt Nam phải cải thiện, nâng tầm những yếu tố khác thuế trong môi trường đầu tư như: năng lực lao động, thủ tục hành chính, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, doanh nghiệp phụ trợ.

Cải thiện cao nhất là phải đáp ứng được dự án công nghệ cao. Muốn đáp ứng được thì phải có nguồn nhân lực, phải phát triển công nghiệp phụ trợ và có chính sách minh bạch, đồng bộ với các chính sách của các quốc gia phát triển. Cụ thể, chúng ta phải có loạt doanh nghiệp phụ trợ đủ chất lượng để có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài, bù đắp sự thiếu hụt linh kiện. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút và giữ chân dòng vốn FDI là bài học kinh nghiệm thành công điển hình của các quốc gia trong khu vực mà tiêu biểu là Thái Lan. Nếu không có các chính sách thiết thực, đủ mạnh và kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp.

Về lao động, Việt Nam phải nâng tầm năng suất lao động, kỹ năng lao động. So với khu vực và thế giới chúng ta vẫn ở mức trung bình thấp. Chúng ta phải có kế hoạch dài hơi chứ không chỉ là thay đổi tư duy đào tạo lao động.

Cần thay đổi tư duy đào tạo nghề theo hướng cái mà xã hội cần chứ không chỉ là cái mà chúng ta có. Chúng ta phải phân khúc thị trường lao động. Các nhà đầu tư nước ngoài công nghệ cao cần lao động tỷ lệ kỹ sư, tỷ lệ cán bộ kỹ thuật cấp trung cao cấp, công nhân lành nghề. Hướng đào tạo nhân lực phải chú ý tới vấn đề này.

Các trường đại học và trường đào tạo nghề cần chú ý khi đào tạo nhân lực, không lấy mục tiêu lao động giá rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài. Phấn đấu loại bỏ lao động giá rẻ để nâng tầm phát triển con người Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

相关文章

最新评论