【tỉ số lens】Con mương của ai ?

Một con mương,ươngcủtỉ số lens nhưng hai gia đình tranh chấp, thưa kiện 5 năm trời. Sau khi xét xử, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hậu Giang buộc gia đình bà phải giao phần đất con mương tại ấp Bình Tân, xã Long Bình, huyện Long Mỹ cho bà Nguyễn Thị Tua (ở giáp ranh) là không đúng. Vậy thực tế con mương này thuộc về ai?

 

Bà Tua cho biết, năm 1997, bà mua phần đất của bà Chính Bình diện tích 833m2, trong đó có đất thổ cư và đất vườn, được UBND huyện Long Mỹ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số 00522 ngày 3-2-2004. Cuối năm 2009, khi bà Cúc cho con trai là Phạm Hoàng Tâm cất nhà ở trên phần mương của bà ngang 3m, dài 6m, thì phát sinh tranh chấp với bà Cúc phần mương chiều ngang 3m, dài 40m. Khi ông Tâm bơm cát, bà có ngăn cản, nhưng ông Tâm vẫn cất nhà, nên bà phát đơn khởi kiện yêu cầu bà Cúc, ông Tâm trả lại phần đất mương cho bà. Tuy nhiên, bà Cúc không thừa nhận việc bà Tua đòi phần mương.
 

 

Con mương tranh chấp giữa bà Cúc và bà Tua, TAND tỉnh xử giao cho bà Tua.

 

Bà Cúc cho biết: “Phần đất tôi đang sử dụng hiện nay là trước đây tôi mua của ông Nguyễn Minh Tuấn vào năm 1990. Lúc mua đất không có đo, không làm giấy tờ, do ông Tuấn bán nguyên phần đất. Khi ông Tuấn chuyển nhượng đất có nói phần cái mương mỗi người được 1/2 mương. Hàng năm, tôi có thuê người đắp đất để lấp 1/2 mương bên phần của tôi, thì bà Tua không có ý kiến gì. Ngày 25-3-1996, tôi được UBND huyện Long Mỹ cấp giấy CNQSDĐ số 000040 với diện tích 11.155m2. Năm 2004, tôi tách một phần đất cho con là Phạm Hoàng Tâm có một bên thửa đất giáp ranh với bà Tua. Khi đó, cơ quan chức năng đo đạc thực tế thì bà Tua ký và xác định ranh giới thửa đất rõ ràng là cái mương chia hai. Đến năm 2008, con tôi bơm cát 1 phần con mương bên phần của tôi để cất quán buôn bán. Năm 2009, không biết lý do gì bà Tua gửi đơn đòi hết con mương. Hiện nay phần đất tôi cho con cũng được UBND huyện Long Mỹ cấp giấy CNQSDĐ hợp pháp với 280m2”.

 

Vụ việc được TAND huyện Long Mỹ xét xử sơ thẩm vào ngày 27-9-2011, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Nguyễn Thị Tua. Căn cứ vào biên bản thẩm định của tòa án và sơ đồ thửa đất đo đạc thực tế của Công ty TNHH Hoàng Phát chi nhánh Long Mỹ ngày 1-8-2011, thì phần đất bà Tua tại 2 thửa 567, 568 với diện tích 960m2, trong giấy CNQSDĐ bà Tua được cấp 833m2. Phần đất của ông Tâm đo thực tế tại thửa 1542, 1543 với diện tích 350m2, trong giấy CNQSDĐ ông Tâm được cấp 280m2. Như vậy, tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, qua đo đạc thực tế thì 2 bên đều tăng diện tích đất so với diện tích được cấp trong giấy CNQSDĐ. Trong đó bà Tua tăng 127m2, ông Tâm tăng 70m2. Vậy chứng tỏ bà Cúc và ông Tâm không lấn qua phần đất của bà Tua.   

 

Bà Tua không đồng ý với bản án sơ thẩm, làm đơn kháng cáo. Ngày 11-7-2013, TAND tỉnh Hậu Giang xét xử phúc thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tua. Buộc ông Tâm phải giao trả cho bà Tua phần đất tranh chấp có diện tích: chiều ngang trước giáp nhà ông Tâm là 0,30m; chiều ngang sau 1,60m; chiều dài cạnh giáp đất ông Tâm 28,80m; chiều dài cạnh giáp đất bà Tua 36,90m, tổng diện tích là 37,50m2.

 

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, qua đo đạc thực tế, phần đất tranh chấp con mương có diện tích 43m2, đối chiếu với giấy CNQSDĐ thì đất của bà Tua thiếu 148,50m2, đất của ông Tâm thiếu 42,60m2. Phần đất ông Tâm đang sử dụng do bà Cúc cho. Khi xảy ra tranh chấp, bà Cúc không cho đo đạc phần đất của bà, chỉ chấp nhận đo đạc phần đất ông Tâm đang sử dụng, nhưng qua 2 lần đo đạc, ông Tâm và bà Cúc chỉ ranh không thống nhất nhau… Tuy nhiên, trên phần đất tranh chấp ông Tâm đã san lấp một phần mương diện tích 5,50m2 để cất quán bán nước giải khát từ năm 2008, nên ổn định phần này cho ông Tâm. Phần còn lại công nhận cho bà Tua. Trong phần đất tranh chấp có một phần là hành lang lộ giới do Nhà nước quản lý, các bên phải chấp hành khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Cấp sơ thẩm bác đơn yêu cầu của bà Tua là chưa xem xét đầy đủ toàn diện vụ kiện.

 

Bà Cúc bức xúc nói: “TAND tỉnh Hậu Giang xét xử không xác minh thực tế, Tòa án tỉnh đã đo đạc thì phần đất của con tôi sử dụng còn thiếu so với giấy CNQSDĐ mà buộc con tôi phải giao trả phần con mương là không có cơ sở. Trong khi đất tôi mua có nửa con mương, chủ đất bán cho tôi cũng xác nhận. Đây là chứng cứ thể hiện ranh giới rất rõ, nhưng không hiểu vì sao TAND tỉnh không xác minh rõ những chủ đất cũ của phần đất này để xét xử. Những chứng cứ tôi đưa ra không được TAND tỉnh xem xét để xét xử một bản án hợp tình hợp lý và đúng thực tế. Tôi không hiểu TAND tỉnh đo đạc như thế nào mà phán quyết không có cơ sở và chưa khách quan, làm thiệt thòi đến quyền lợi của gia đình tôi”. Ông Nguyễn Minh Tuấn - người chuyển nhượng đất cho bà Cúc, xác nhận: “Tôi sang đất cho dì Cúc nền nhà, cái mương ranh của dì Cúc và bà Tua mỗi người nửa mương là đúng”.

 

Vấn đề bà Cúc thắc mắc là bản án phúc thẩm không nêu lên các chứng cứ của các chủ đất cũ đã chuyển nhượng cho hai bên. Việc đo đạc của 2 cấp tòa án có số liệu khác nhau, từ đó việc phán quyết trong bản án chưa tạo được sự thuyết phục cao. Tuy nhiên, vụ việc đã được tòa án hai cấp xét xử, bản án phúc thẩm đã có hiệu lực. Nếu bà Cúc cho rằng việc xét xử không khách quan, không phù hợp với pháp luật thì bà có quyền làm đơn gửi đến người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Bản án dân sự sơ thẩm số 200/2011/DSST ngày 27-9-2011 của TAND huyện Long Mỹ tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Nguyễn Thị Tua.

- Bản án dân sự phúc thẩm số 84/2013/DS-PT ngày 11-7-2013 của TAND tỉnh Hậu Giang tuyên xử: Sửa án sơ thẩm. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Tua. Buộc ông Phạm Hoàng Tâm phải giao trả cho bà Nguyễn Thị Tua phần đất tranh chấp có diện tích như sau: chiều ngang trước giáp nhà ông Tâm là 0,30m; chiều ngang sau 1,60m; chiều dài cạnh giáp đất ông Tâm 28,80m; chiều dài cạnh giáp đất bà Tua 36,90m, tổng diện tích là 37,50m2…

 

Bài, ảnh: PHI YẾN

World Cup
上一篇:Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
下一篇:Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet