设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【nhận định bình dương】Người nhạc sĩ được hát cho Bác Hồ nghe 正文

【nhận định bình dương】Người nhạc sĩ được hát cho Bác Hồ nghe

来源:Empire777 编辑:Thể thao 时间:2025-01-25 23:20:56

Từ cái xoa đầu của Bác...

Mỗi lần nhớ lại câu chuyện năm 1946,ườinhạcsĩđượchaacutetchoBaacutecHồnhận định bình dương ánh mắt ông Trần Viết Bính lại lấp lánh tươi vui và nét mặt như trẻ lại hàng chục tuổi. Ông Bính kể, năm 1946, đội thiếu nhi của các tỉnh, thành xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng... đã được tập hát, tập trống cho một sự kiện đặc biệt. Một chiều giữa năm 1946, sau một hội nghị quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về nước trên một chiếc tàu, cập cảng tại thành phố Hải Phòng. Ông Bính khi đó 13 tuổi, là trung đội trưởng trung đội hát gồm hơn 10 thiếu nhi của thị xã Thái Bình. Chưa có cuộc đón tiếp lãnh tụ nào như vậy trong lịch sử. Bác Hồ rời tàu lên bờ trong tiếng trống của các đội thiếu niên đứng dọc bờ bến cảng và cứ như thế Bác đi bộ từ cảng về địa điểm đã được chuẩn bị, không xe cộ rầm rộ.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính

Ông Bính và các bạn có mặt tại buổi đón tiếp đó. Nhưng phải đến sáng hôm sau, tại nơi mà theo trí nhớ của ông Bính đó là một trường học ở Hải Phòng, lần lượt các đoàn đại biểu vào chào Bác trước khi Người lên đường về Hà Nội. Các đội thiếu nhi vào trước. Đến lượt đội của thị xã Thái Bình, ông Bính và các bạn chào Bác và xin được hát tặng Bác. Và bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã đã vang lên. Bài hát này được nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác năm 1945, nhưng chưa nhiều người biết đến nên có thể coi buổi hát cho Bác nghe hôm ấy là lần đầu tiên bài hát được phổ biến rộng rãi. Khi thiếu nhi cất tiếng hát câu đầu tiên “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, Bác Hồ lập tức hát câu “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” và chính câu này của Bác sau đó trở thành một bài hát được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam thuộc nằm lòng.

Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” sau đó tiếp tục trong sự vui tươi, xúc động của cả trung đội hát thiếu nhi. Bài hát kết thúc, lần lượt các thiếu nhi và cậu bé Trần Viết Bính khi đó được Bác xoa đầu, ân cần dặn dò, thăm hỏi. Cậu bé Trần Viết Bính đã khóc vì vui mừng, vì vinh dự, vì được đứng gần Bác Hồ đến như vậy, vì được Bác Hồ quan tâm.

Yêu ca hát và hát hay, cậu bé Trần Viết Bính tiếp tục với phong trào ca hát của thiếu nhi khi gia đình chuyển từ Thái Bình đến Nam Định. Ông cũng học các lớp nhạc nhỏ của nhiều nhạc sĩ. Những năm 1950-1960, Trần Viết Bính mở một hiệu đàn ở thành phố Nam Định, vừa buôn bán nhạc cụ vừa hoạt động văn nghệ, tổ chức và dạy hát cho các đội thiếu nhi. Khi đó, để đa dạng chương trình trên làn sóng phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam gửi bài hát cho đội thiếu nhi các tỉnh, thành để tập luyện và cứ 3 tháng 1 lần các đội được bố trí lên Hà Nội thu âm bài hát. Đội Vàng Anh của ông Trần Viết Bính cũng như vậy, được đến Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm, được gặp gỡ và làm việc với nhiều nhạc sĩ tên tuổi. Các thế hệ đội Vàng Anh thể hiện được nhiều bài hát khó và hay nên được chọn đi đón các nguyên thủ trong nhiều năm sau đó.

Đến tận bây giờ, khi đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhắc lại câu chuyện, nhắc lại cái xoa đầu ấy là ông Bính không kiềm được nước mắt. Ông khóc trong nỗi nhớ và tình yêu thương đối với Bác Hồ. Sau đó, bao giờ cũng vậy, tĩnh lại, ông ngồi vào cây đàn piano quen thuộc và những giai điệu, ca từ của bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” lại thánh thót khắp căn hộ của ông bà.

... Đến trở thành nhạc sĩ và phổ nhạc “Hạt gạo làng ta”

Thời gian trôi qua, từ một cậu bé trở thành một thanh niên, ông Bính vẫn nhớ như in cái xoa đầu và lời dặn dò chăm chỉ học hành của Bác Hồ vào năm 1946. Cảm xúc từ lần gặp Bác chính là động lực để ông đi trên con đường âm nhạc.

Ông tự thấy, chính ca hát, chính nghệ thuật đã cho ông vinh dự được gặp Bác Hồ. Và từ ấy, niềm đam mê âm nhạc vẫn luôn theo ông bằng các hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi, giai đoạn. Nhưng muốn chuyên sâu hơn, ông cần phải nghiên cứu và sáng tác. Thế là ông tìm thầy để học piano và lý thuyết âm nhạc, điều gì không biết hay không hiểu thì tìm các chú, bác, đồng nghiệp trong nghề hỏi.

Giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ viết về nhạc sĩ Trần Viết Bính

“Trần Viết Bính không bận tâm nhiều đến những vấn đề kỹ thuật của một nhạc sĩ “nhà nghề”. Anh cũng không phải là một nghệ sĩ “lãng mạn” rút ruột tằm để phơi bày tâm sự với chúng nhân. Anh sáng tác theo sự thôi thúc của con tim, để “phục vụ” phong trào, vì những đối tượng anh thiết tha yêu mến”.

Năm 1957, khi vừa hoạt động văn nghệ vừa phụ trách đội Vàng Anh ở Nam Định, Trần Viết Bính sáng tác bài hát “Dòng sông”. Bài hát này được coi là bước ngoặt quan trọng đưa ông thành nhạc sĩ nghiệp dư. “Dòng sông” sau khi ra mắt đã được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm và phát sóng, nhanh chóng được yêu thích.

Mỹ đánh phá miền Bắc, ông Bính tham gia Đoàn văn công Ca Múa Kịch của tỉnh Nam Định. Ở đây, ông làm đủ việc, từ nhạc công đến chỉ huy hợp xướng, từ sáng tác ca khúc đến viết ca kịch... chủ yếu vẫn là “nghề dạy nghề”.

Cứ như thế, từng bước, từng bước, Trần Viết Bính có thêm tác phẩm âm nhạc. Năm 1974, ông trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đến nay, gia tài âm nhạc của ông đã có đến 236 tác phẩm. Có thể kể đến: Người bạn thiếu niên miền Nam anh hùng (1962), Chú bộ đội ơi, cháu yêu chú lắm (1965), Hạt gạo làng ta (1971), Đồng Nai mùa sầu riêng (1981), Bài ca lính Trường Sa (2007)...

Ông tự nhận mình chưa từng qua một lớp nhạc chính quy nào, dù là sơ cấp. Nhưng con đường tự học của ông chưa bao giờ dừng lại. Hiện nay, ở tuổi 87, hằng ngày ông vẫn dành vài giờ để học tin học với một thầy giáo trẻ bằng tuổi cháu nội mình. Ông mong muốn, nếu học tốt tin học, ông sẽ ứng dụng được vào công việc sáng tác của mình.

Năm 2017, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Đến thời điểm này, ông là một trong 121 văn nghệ sĩ vinh dự được nhận giải thưởng này. 

热门文章

2.5996s , 7250.875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhận định bình dương】Người nhạc sĩ được hát cho Bác Hồ nghe,Empire777  

sitemap

Top