【bóng đá 88 net】Kinh tế thế giới năm 2020 và những xu hướng mới
作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:03:17 评论数:
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế định kỳ,ếthếgiớinămvànhữngxuhướngmớbóng đá 88 net OECD cảnh báo rằng dịch Covid-19 hiện đang là mối đe dọa lớn nhất cho nền kinh tế thế giới kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung, cầu và thương mại hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới.
Tại Trung Quốc, các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bao gồm hạn chế đi lại và cách ly đã dẫn đến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và sụt giảm mạnh của các hoạt động dịch vụ. Các lệnh phong tỏa, hạn chế thương mại hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như đóng cửa các nhà máy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và cầu nội địa của Trung Quốc.
Các hiệu ứng tiêu cực đến phần còn lại của thế giới cũng ngày càng rõ rệt thông qua các kênh du lịch, chuỗi cung ứng, thương mại hàng hóa và sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Trung Quốc hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian, đặc biệt là các mặt hàng như máy tính, điện tử, dược phẩm và phương tiện giao thông, cũng như là nguồn cầu chính cho một số loại hàng hóa. Sự đứt đoạn tạm thời trong chuỗi cung ứng có thể được bù đắp bằng hàng tồn kho nhưng mức độ hàng tồn kho mỏng và các nguồn cung ứng thay thế thì khó để tìm thấy đối với một số mặt hàng chuyên môn hóa. Đình trệ kéo dài của sản xuất Trung Quốc chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khu vực và gia tăng khó khăn cho ngành sản xuất của rất nhiều các quốc gia. Sự lan tràn của dịch bệnh sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức… có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào vòng suy thoái mới. OECD đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 1,5% năm 2020.
Bên cạnh đó, thế giới vẫn đang diễn ra những xu hướng mới.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ
Kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2009, đặc biệt là từ năm 2016, thế giới đang chứng kiến xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Số lượng các biện pháp hạn chế thương mại đã tăng lên đáng kể. Chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi sẽ dẫn đến nguy cơ kích hoạt cuộc chiến thương mại lan rộng và sẽ dẫn đến những hệ lụy rất tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Rõ nét nhất là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Rủi ro chiến tranh tiền tệ chưa lớn, nhưng không thể loại trừ. Xu hướng bảo hộ và chống tự do hóa thương mại đa phương khó có thể được đảo ngược trong vòng 5 - 7 năm tới.
Cách mạng công nghiệp 4.0
Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng, hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu "cơn gió ngược" từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI)
Sáng kiến này được chào đón ở hầu hết các nước ASEAN ít nhiều bởi kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam và các nước ASEAN khó có thể lạc quan quá mức về những lợi ích tiềm tàng của sáng kiến BRI. Thứ nhất, sáng kiến BRI không chỉ đi kèm tác động kinh tế, mà còn có thể có tác động về các khía cạnh an ninh, xã hội... Thứ hai, Trung Quốc rất có thể sẽ ràng buộc các khoản đầu tư "Vành đai - Con đường" với một số điều kiện nhất định. Do một trong những mục tiêu ngầm của "Vành đai - Con đường" là nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, các nước nhận vốn sẽ phải sử dụng công nghệ, thiết bị, và nhà thầu của Trung Quốc cho các dự án do sáng kiến này cấp vốn. Ngoài ra, ASEAN có thể vẫn phải đối mặt với những rủi ro khác, như những rủi ro đe dọa đến sự thống nhất của ASEAN và khả năng gây căng thẳng từ các hoạt động trên biển của Trung Quốc trong tương lai.
PGS.TS Tô Trung Thành