Thương mại điện tử xuyên biên giới: “Bệ đỡ” xuất khẩu nông sản thời Covid-19 Đến 2030,ạomôitrườngbìnhđẳngtrongxuấtnhậpkhẩuquathươngmạiđiệntửkeo bong toi nay phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành chủ trì cuộc họp. Đáp ứng xu hướng phát triển
Đó là chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành tại cuộc hội thảo trực tuyến lấy ý kiến xung quanh dự thảo Nghị định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, ngày 30/8/2021. Cuộc hội thảo có sự tham gia của đại diện một số đơn vị thuộc Tổng cục, Hải quan địa phương và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nằm trong chương trình xây dựng văn bản pháp luật được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 24/NQ-CP ngày 26/2/2021. Dự thảo nghị định đã được đăng tải lấy ý kiến rộng rãi doanh nghiệp, hiệp hội, các bên liên quan.
Tuy vậy, để góp ý cụ thể hơn vào các nội dung của dự thảo Nghị định cần thiết tổ chức các cuộc họp trực tuyến lấy ý kiến tham gia của các đối tượng bị tác động trực tiếp, các đối tượng tham gia vào quy trình quản lý mới. Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phân tích: cần có quy trình mới cho một loại hình thương mại được dựa trên nền tảng công nghệ, tính chất hàng hóa, phương thức vận chuyển, thời gian giao hàng tương đối đặc thù, người bán ít, người mua rất nhiều. Việc xây dựng quy trình mới áp dụng cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử nhằm mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn, nhưng cũng đảm bảo thủ tục sẽ được nhanh hơn, dựa trên ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, để xây dựng dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu kinh nghiệm nhiều nước trến thế giới, để đảm bảo chính sách mới minh bạch, theo chuẩn mực chung, không chỉ góp phần tạo thuận lợi, thông quan nhanh hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, mà còn hỗ trợ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài được dễ nhất, thuận lợi nhất.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, dự thảo Nghị định có 8 nhóm vấn đề lớn gồm: nhóm quy định chung; nhóm quy định về Hệ thống; nhóm quy định về chính sách quản lý mặt hàng; nhóm quy định về quản lý thuế; nhóm quy định về cung thông tin liên quan đến đơn hàng, thanh toán, vận chuyển đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; nhóm quy định về thủ tục hải quan; về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nhóm vấn đề về điều khoản thi hành.
Làm rõ đối tượng cần điều chỉnh
Để làm rõ bản chất nội dung, vấn đề cần quản lý, điều chỉnh, trong khi pháp luật có liên quan chưa quy định cụ thể, tại dự thảo Nghị định đã giải thích từ ngữ cụ thể như khái niệm về: Giao dịch qua thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử...
Về người khai hải quan gồm các đối tượng: Chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…
Về địa điểm làm thủ tục hải quan, dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử gồm: đối với hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại: Chi cục hải quan nơi người khai hải quan có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoặc chi cục hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu; hoặc chi cục hải quan cửa khẩu xuất hàng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu nhập hàng; hoặc chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; hoặc chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan trong trường hợp hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử nhập khẩu từ kho ngoại quan.
Đối với nhóm quy định về hệ thống, để đảm bảo quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động này phát triển, tại dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể về Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử và Hệ thống này sẽ kết nối với Hệ thống hải quan thông minh, các quy định của Hệ thống nhằm mục tiêu tiếp nhận, tích hợp, chia sẻ thông tin về đơn hàng từ phía người bán hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng đơn vị được người bán ủy quyền, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tích hợp với cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, kết nối với hệ thống một cửa quốc gia…, thủ tục hải quan được thực hiện xử lý trên Hệ thống này.
Bên cạnh đó, các nhóm vấn đề lớn khác tại dự thảo Nghị định này cũng được đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan nêu tại cuộc họp.
Trên cơ sở nội dung tại dự thảo Nghị định cũng như ý kiến gợi mở của Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, đại diện các doanh nghiệp đã đóng góp các ý kiến cụ thể. Trong đó, tập trung vào vấn đề cung cấp thông tin hàng trước chuyến bay sẽ rất khó khăn, DN đề xuất khai báo trước thông tin hàng hóa trước khai báo hải quan.
Hay vấn đề đăng ký mở tài khoản, đóng tài khoản trên hệ thống sẽ như thế nào? Thực hiện qua điện tử hay hồ sơ giấy và phản hồi qua giấy. Doanh nghiệp đề xuất điện tử hóa thủ tục hành chính thay vì hồ sơ giấy, gửi chứng từ giấy gửi qua đường văn thư.
Hay doanh nghiệp nêu vấn đề nhiều nhóm hàng hóa cá nhân trị giá hơn 1 triệu đồng nhưng dưới 2 triệu đồng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, khi nhập về Việt Nam gửi qua chuyển phát nhanh gặp nhiều khó khăn để có thể xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành. Doanh nghiệp đề xuất cần có cơ chế mở đối với hàng hóa giá trị thấp thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành giao dịch qua thương mại điện tử…
Tại cuộc họp nhiều vấn đề khác cũng được doanh nghiệp đề cập, góp ý để cơ quan Hải quan hoàn thiện dự thảo Nghị định. Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tham gia các ý kiến cụ thể bằng văn bản để Tổng cục Hải quan đánh giá và tiếp thu xây dựng, đảm bảo chính sách được ban hành phù hợp với thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng cũng đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan.
顶: 155踩: 3834
【keo bong toi nay】Tạo môi trường bình đẳng trong xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
人参与 | 时间:2025-01-11 06:37:36
相关文章
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng Huy chương Vàng
- Giải Tennis gây quỹ xây dựng nhà nhân ái cho hộ nghèo
- Điểm sàn Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM năm 2024
- Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- Giá ớt tăng gấp 2
- 21 học sinh bị bỏng khi phải đi chân trần từ hồ bơi đến cổng trường
- Giá lúa gạo hôm nay 26/3: Giá lúa tăng giảm trái chiều
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Sôi động cùng World Cup
评论专区