Sinh ra ở miền quê nghèo xã Anh Sơn,ótxahaianhemởThanhHóatoànthânbongtrólich thi dau bd tbn anh Trần Văn Thương và chị Vũ Thị Thu (cùng SN 1982) sớm nên duyên vợ chồng. Năm 2006, chị Thu sinh đứa con đầu lòng là cháu Trần Văn Hoàng. Vừa đón bé từ tay nữ hộ sinh, anh Thương chợt thấy con trai mình có một vết đỏ nhỏ ở chân. Nghĩ đó là cái bớt đơn giản nên anh chị cũng không bận tâm. Tuy nhiên sau đó, toàn thân bé Hoàng đỏ ửng, phồng rộp và lở loét khắp nơi.
Gia đình vội đưa cháu đi khám ở bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tại đây các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân nên lập tức chuyển cháu ra bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Các bác sĩ ở đây cho biết, cháu mắc bệnh ly thượng bì bóng nước, một căn bệnh hiếm gặp và rất khó chữa. Mặc dù gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng vợ chồng anh Thương vẫn quyết tâm vay mượn để chữa trị cho con với mong muốn phép màu đến với đứa con bé bỏng.
Suốt 8 năm ròng rã đưa con đi chữa bệnh khắp nơi nhưng không có tia hi vọng nào khiến anh chị kiệt quệ về sức khỏe, kinh tế. Năm 2014, vợ chồng anh chị tiếp tục mang bầu lần thứ hai với hi vọng con sinh ra lành lặn. Bé trai Trần Văn Phi ra đời bụ bẫm, trắng trẻo, lành lặn khiến chị và cả gia đình vỡ òa trong hạnh phúc. Tuy nhiên, niềm vui đó chỉ được vỏn vẹn trong 2 tiếng đồng hồ, khi trên người cháu Phi lại xuất hiện những triệu chứng giống hệt anh trai mình khiến vợ hồng anh Thương ngã khụy.
“Dù đã đưa hai con đi khắp nơi, điều trị biết bao đơn thuốc nhưng bệnh tình hai con vẫn không hề thuyên giảm mà ngày càng có dấu hiệu nặng hơn”, chị Thương buồn rầu nói. Từ đỉnh đầu xuống tới gót chân hai cháu nhỏ không chỗ nào không có vết lở loét. Máu, mủ, nước dịch thấm vào những vết băng gạc quấn quanh khắp người khiến các cháu đau đớn triền miên. Lớp da mỏng, căng như bóng kính chỉ một va chạm nhẹ là có thể rách toạc làm bật máu. Đôi bàn tay và đôi bàn chân lành lặn lúc mới sinh dần dần bị co quắp, dính chặt các ngón vào nhau và không thể cử động.
“Thời tiết khô lạnh thì da căng tự rách toạc thành từng đường dài. Những ngày nắng nóng, mồ hôi ra nhiều làm những vết bỏng càng lở loét gây nên những cơn sốt kéo dài, ho nhiều, khó thở khiến hai anh em không còn sức lực. Nhìn các con quần quại trong đau đớn khiến vợ chồng tôi như đứt từng khúc ruột”, chị Thu chia sẻ.
Lê Anh Người đàn ông tâm thần sống trong túp lều rách nátBị nhiễm chất độc da cam do di chứng từ bố, ông Cao Văn Đức (SN 1972), trú thôn Hữu Nhân, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa không minh mẫn đang phải sống trong túp lều rách nát, cần được giúp đỡ. |