发布时间:2025-01-11 08:02:15 来源:Empire777 作者:Thể thao
GS. TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Việt Nam đã cho biết như vậy khi trả lời phóng viên TBTCVN xung quanh dự thảo nghị quyết giảm thuế cho doanh nghiệp.
PV:Tiếp tục hỗ trợ,ịquyếtvềgiảmthuếNỗlựclớncủaChínhphủkhingânsáchkhókhăkèo mc đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp (DN), Bộ Tài chính đã dự thảo để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn nghị quyết giảm thuế. Dự thảo nghị quyết đề xuất giảm từ 30 - 50% một số loại thuế cho DN, người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với dự kiến số tiền thuế sẽ giảm khoảng hơn 20.000 tỷ đồng. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Chính phủ và Bộ Tài chính?
GS. TS Andreas Stoffers:Những đề xuất của Bộ Tài chính là “cánh tay nối dài” của một số gói hỗ trợ từ năm 2020 và đầu 2021 về miễn, giảm, giãn thuế thu nhập DN. Nhưng ở một số chỉ tiêu khác liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thay vì gia hạn thì trực tiếp miễn giảm từ 30 - 50%. Qua đó, có thể thấy rằng, các DN đang được trợ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại bằng cách giảm gánh nặng thuế và chính sách hỗ trợ. Đây là điều rất tích cực.
GS. TS Andreas Stoffers |
Điểm nổi bật cần lưu ý trong các gói hỗ trợ kinh doanh là tính công bằng. Chính sách hỗ trợ được trải rộng trên hầu hết các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhưng trên thực tế, một số DN và cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp hơn. Chẳng hạn, ngành du lịch, lưu trú, khách sạn gần như đóng băng ngay từ những đợt bùng phát dịch đầu tiên. Việc hạn chế hoạt động cũng khiến các nhà hàng, quán ăn, phòng gym, spa… phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động ở mức rất cầm chừng. Một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng phải áp dụng Chỉ thị 16 với thời gian giãn cách lâu hơn.
Vì vậy, để sát thực tiễn, cần thiết kế các chính sách hướng đến các đối tượng đặc biệt khó khăn. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong việc đưa ra các gói hỗ trợ có tính cá biệt cho các nhóm ngành như: thực phẩm và đồ uống, các nhà bán buôn và bán lẻ, các nhà kinh doanh chợ trung tâm... Ngoài ra, việc xây dựng khung chính sách cũng cần thu nhận tiếng nói của địa phương để phân bổ ngân sách hợp lý.
Một lưu ý nữa là không nên bỏ qua hoạt động kinh doanh hộ gia đình, vì đóng góp của họ vào khoảng 30% GDP và đã duy trì việc làm cho hơn 9 triệu lao động. Dựa trên nghiên cứu mới nhất của FNF hợp tác với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đối với hộ kinh doanh, có thể thấy rằng, chính sách hỗ trợ giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong quý III và IV/2021 đối với hộ kinh doanh như đề xuất là hợp lý.
Tuy nhiên, nhìn lại hệ thống các gói hỗ trợ năm 2020, hộ kinh doanh tương đối “lép vế” so với DN. Là trụ cột của kinh doanh hộ gia đình, nhưng các cá nhân chủ hộ chỉ nhận khoản trợ cấp đặt trong gói 62 nghìn tỷ đồng liên quan đến an sinh xã hội và thực tế gói hỗ trợ này hiện mới giải ngân được 22%.
PV:Từ góc độ vĩ mô, ông nhìn nhận như thế nào về áp lực ngân sách quốc gia khi mở rộng các chính sách hỗ trợ?
GS. TS Andreas Stoffers:Theo tôi, các chính sách hỗ trợ là cần thiết. Tuy nhiên, việc đưa ra các gói hỗ trợ đối phó dịch Covid-19 đang gây áp lực lớn mọi lúc mọi nơi lên ngân sách nhà nước trong năm 2021 và tương lai. Tôi cho rằng, đây cũng là lúc các nhà hoạch định chính sách nhìn vào cơ cấu thu/chi ngân sách để đánh giá khả năng trích lập của nó. Việt Nam luôn cần tạo không gian tài khóa để đối đầu với những biến động lớn như dịch Covid-19.
Tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách quốc gia ở Hy Lạp, Italia là bài học cho Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách mới. Lợi thế của nền kinh tế Việt Nam vốn đang tăng trưởng đáng kể cho đến nay là một khoản nợ quốc gia ở mức vừa phải, có thể kiểm soát và điều chỉnh giảm nhờ tăng trưởng kinh tế, hoặc nếu tỷ lệ nợ này được giữ nguyên về tỷ lệ phần trăm, chúng ta sẽ có nhiều ngân sách để chi tiêu hơn so với GDP.
Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi kinh tế cần được phát triển hơn nữa. Nếu chúng ta tiếp tục áp dụng những biện pháp giãn cách xã hội kéo dài, đóng cửa đất nước với các nhà đầu tư và chuyên gia mới đến, cũng như những biện pháp phong tỏa các hoạt động trong xã hội một cách hà khắc, kinh tế sẽ bị cản trở phát triển.
PV:Xin cảm ơn ông!
Khuyến nghị khi thực hiện các chính sách hỗ trợ Theo GS. TS Andreas Stoffers, các gói hỗ trợ nên đi cùng với sự kiểm soát kinh tế vĩ mô khôn ngoan. Đặc biệt, điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục theo đuổi các chính sách tài khóa và tiền tệ lành mạnh. Điều này bao gồm việc quản lý nợ công tốt, tạo dư địa tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Một chính sách lãi suất bằng không hoặc áp dụng lý thuyết tiền tệ hiện đại sẽ là một thảm họa. Ví dụ như có thể thấy từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), một lượng lớn tiền vẫn được bơm vào thị trường mặc dù nền kinh tế đã và đang phục hồi. Hơn nữa, chính sách thương mại và đầu tư tự do trong kinh tế của Việt Nam cần được duy trì để tạo ra dòng tiền trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và FDI. Việc tìm ra một chính sách cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người dân và sức khỏe kinh tế cũng rất cần thiết cho Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, điều này cũng bao gồm việc dựa nhiều hơn vào trách nhiệm cá nhân của công dân hơn là vào việc thực hiện các biện pháp “lockdown” toàn xã hội. Đồng thời không được quên rằng, nghèo đói có thể giết chết người trên toàn thế giới nhiều hơn Covid-19. |
Luyện Vũ (thực hiện)
相关文章
随便看看