Đây là hội nghị do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện trong khuôn khổ dự án “Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng đến mô hình Khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”,ôhìnhkhucôngnghiệpsinhtháisẽgiúpViệtNampháttriểnbềnvữti số 7m với mục tiêu thảo luận về những cơ hội, thách thức, rào cản, phát triển Khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam. | Các đại biểu tham dự hội nghị |
Trong bài phát biểu mở màn hội nghị, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiêm Giám đốc dự án Quốc gia, đã nêu bật những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam của các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển là những thách thức cần giải quyết như ô nhiễm môi trường sinh thái, đời sống của người dân, tài nguyên thiên nhiên chưa sử dụng hiệu quả, nhiều giải pháp sản xuất sạch và bảo vệ tài nguyên chưa được ứng dụng, cộng sinh giữa các doanh nghiệp trong cùng KCN còn hạn chế, dịch vụ trong KCN chưa đầy đủ… Ông Đông cũng nhấn mạnh nỗ lực của Chính phủ khi cho ra đời Nghị định số 82/2018NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế nhằm mang đến những nội dung, quy định về KCN sinh thái tại Việt Nam và mong muốn các đại biểu tham dự sẽ tích cực, nỗ lực mang đến những ý kiến đóng góp, góp ý để hoàn thiện Nghị định 82 trong thời gian tới. Bà Beatrice Maser Mallor, Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, cũng đã có bài phát biểu ngắn chia sẻ, đánh giá về nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hình thành những thể chế, chính sách cụ thể về dự án KCN sinh thái tại Việt Nam và cam kết sẽ có những hỗ trợ của chính phủ Thuỵ Sỹ trong việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như thực tế. Chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái là cần thiết Tại hội nghị, ông Vũ Quốc Huy, Phó Vụ trưởng Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giới thiệu những nội dung chính quy định về KCN sinh thái trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế cho các đại biểu, doanh nghiệp tham dự. Liên quan đến việc cụ thể hóa nội dung KCN sinh thái, bà Nguyễn Thị Hồng Liễu, Vụ Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường, Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường đã nêu các văn bản bản pháp quy (khía cạnh bảo vệ môi trường) và khuyến nghị về công tác điều phối thực hiện cho doanh nghiệp hiểu rõ. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng nêu nhiều vấn đề khác như giới thiệu khái niệm và nội dung liên quan đến Khu vực tư nhân và cách tiếp cận chuỗi sản xuất xanh quốc tế; Khu vực tư nhân và sáng kiến phát triển KCN xanh; các doanh nghiệp, nhà đầu tư hạ tầng Việt Nam giới thiệu hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cho các sáng kiến KCN sinh thái. Đặc biệt, tại đây, các diễn giả còn giới thiệu các nội dung về đồng xử lý rác thải công nghiệp trong nhà máy xi măng: kinh nghiệm thực tiễn về cộng sinh công nghiệp; kinh nghiệm và xu huớng cộng sinh đô thị - công nghiệp trên thế giới - Tiềm năng cộng sinh công nghiệp ở Việt Nam; thành phố Kitakyushu: Hợp tác phát triển thành phố sinh thái ở Việt Nam. | Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị |
Theo ông Smail Alhilali, Trưởng bộ phận chế độ tuân thủ mới nổi, Cục Môi trường của UNIDO, việc tạo dựng môi trường KCN sinh thái rất quan trọng nó sẽ giúp cho chúng ta loại bỏ rác thải ra khỏi sản xuất và sử dụng các vật liệu có thể tái chế thông qua sử dụng vật liệu sinh học. Ông Smail Alhilali cho biết tại Việt Nam có KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng) là một thí điểm thành công của dự án chuyển đổi sang KCN sinh thái. Theo đánh giá sơ bộ, toàn bộ các công ty chọn thí điểm chuyển đổi đã tiết kiệm được năng lượng điện từ 5-10%, nước tiết kiệm được 3-5%, giảm thải CO2: 510,1 tấn/năm; COD: 95 kg/năm; Teq PCDD/F: 51,1 µg/năm và cải thiện được hơn 36.000 việc làm. Như vậy tính chung KCN Hòa Khánh đã tiết kiệm được khoảng 500.000 USD/năm sau chuyển đổi. Theo kế hoạch, UNIDO sẽ tiếp tục hỗ trợ 4 nước trong đó có Việt Nam tiếp tục chuyển đổi một số KCN thành KCN sinh thái nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường sống. |