您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đội hình real sociedad gặp ud almería】Khủng hoảng Ukraine: Putin thêm điểm cộng, nhưng có thể trả giá đắt 正文

【đội hình real sociedad gặp ud almería】Khủng hoảng Ukraine: Putin thêm điểm cộng, nhưng có thể trả giá đắt

时间:2025-01-10 22:57:09 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Putin đang giành ưu thế, song chưa thể nói về kết quả chung cuộc Còn nhớ hồi tháng 9-2013, Tổng thố đội hình real sociedad gặp ud almería

khung hoang ukraine putin them diem cong nhung co the tra gia dat

Putin đang giành ưu thế, song chưa thể nói về kết quả chung cuộc

Còn nhớ hồi tháng 9-2013, Tổng thống Nga đã bất ngờ đưa ra đề xuất giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria: đặt kho vũ khí hóa học của nước này dưới sự kiểm soát của quốc tế và sau đó tiêu hủy các loại vũ khí chết người này. Giải pháp này giúp phá vỡ thế bế tắc liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của Syria, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh đe dọa Damascus. Cũng nhờ việc này, ông Putin đã được đánh giá là một vị trọng tài khéo léo và đã ghi được một điểm cộng trước Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chỉ nửa năm sau, vào tháng 3-2014, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea đã cho thấy đa số người dân nước Cộng hòa tự trị này muốn "trở về với đất mẹ Nga". Việc này một lần nữa khiến phương Tây "mất mặt" trong cuộc đối đầu với Nga.

Không thể phủ nhận rằng ở tuổi 61, ông chủ của nước Nga - cựu nhân viên của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB) này là một trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này giúp gia tăng ảnh hưởng của ông. Bản thân ông cũng tin rằng quy tắc của cuộc chơi sẽ thay đổi, và ông sẽ chiến thắng.

Rõ ràng, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine đã được kích hoạt bởi những nỗ lực của Brussels khi "chào mời" sáu quốc gia hậu Xô viết ký thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu (EU). Đằng sau cái gọi là "Chương trình Đối tác phương Đông" ấy, ai cũng nhận thấy mưu toan của Mỹ và phương Tây nhằm cô lập và tranh giành ảnh hưởng với Nga. Lá bài "hợp tác kinh tế" đã không đủ lớn để có thể che giấu sự thật về mục tiêu chính của chương trình này. Ukraine hay Gruzia chỉ như những "con tốt" trên bàn cờ địa chính trị của phương Tây. Nhưng những gì đang diễn ra tại Ukraine, nhất là ở Crimea, cho thấy Nga đang thắng trong cuộc chơi này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cái giá mà Nga phải trả cho việc sáp nhập Crimea có thể sẽ là rất đắt. Phương Tây cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là bất hợp pháp, đồng thời cảnh báo Nga sẽ phải trả giá đắt cho việc này. Có thể châu Âu và Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt ban đầu là cấm đi lại và phong tỏa tài sản của các cá nhân có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Putin. Việc tập trung vào các cá nhân, chứ không phải các công ty hay hoạt động thương mại của Nga, phản ánh mối quan ngại rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể làm tổn hại đến sự phục hồi kinh tế mong manh của khu vực này. Tất nhiên, Nga cũng sẽ có các biện pháp trả đũa tương xứng của mình. Theo nhận định của giới phân tích, mặc dù các biện pháp trừng phạt sẽ khiến cả hai phía bị tổn thất, song Nga sẽ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn phương Tây. Hàng hóa xuất khẩu của EU sang Nga chiếm 1% GDP của EU. Trong khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Nga sang EU chiếm gần 15% GDP của Nga. Đó là chưa kể Nga sẽ phải chi một khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ Crimea. Gần 70% ngân sách của khu vực này hiện do Ukraine cung cấp, 90% nước ngọt và gần như toàn bộ năng lượng cũng như nguồn cung thực phẩm của Crimea phải phụ thuộc vào Ukraine. Điều này lại diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Nga đang rất chậm, đồng rúp đang trượt giá và dòng vốn đang chảy khỏi Nga bởi các nhà đầu tư bắt đầu tháo chạy. Các đe dọa trừng phạt kinh tế từ Mỹ và EU sẽ khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Bạch Dương