【ket qua hang nhat quoc gia】Chìa khóa giúp châu Á đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là nơi có một số nền kinh tế năng động và sáng tạo nhất trên thế giới. Báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) cho thấy một số nền kinh tế của khu vực luôn được đánh giá là đầu tàu về môi trường kinh doanh sáng tạo (Singapore); chính phủ năng động,ìakhóagiúpchâuÁđảmbảomụctiêupháttriểnbềnvữket qua hang nhat quoc gia sáng tạo (Hàn Quốc); đầu tư cho nghiên cứu công nghệ cao, phát minh sáng chế (Trung Quốc). Các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng được xếp hạng cao về đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Khu vực này chiếm gần 43% tổng số đầu tư toàn cầu dành cho việc nghiên cứu. Chỉ tính riêng trong năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á -Thái Bình Dương đã đầu tư hơn 650 tỷ USD vào việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng những thành tựu đầy ấn tượng chỉ được giới hạn trong phạm vi một số quốc gia. Ví dụ, 95% tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này rơi vào nhóm 5 quốc gia hàng đầu. Để đáp ứng kỳ vọng mục tiêu Chương trình Phát triển Bền vững đến năm 2030, các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần phải khai thác tất cả các nguồn lực tiềm năng của mình, đặc biệt là tập trung vào việc mở rộng ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới (STI). Nếu các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục con đường phát triển như hiện nay mà không quan tâm đến STI thì sẽ khó thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững bởi đầu tư STI từ lâu đã được coi là xương sống của nền kinh tế nhằm phục hồi năng suất lao động và đảm bảo phát triển bền vững.
Quy mô và chiều sâu của Chương trình Phát triển Bền vững đến năm 2030 đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác, đó là ưu tiên cho những đột phá về khoa học và những công nghệ tiên tiến. Để làm được điều này, giới chuyên gia cho rằng các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cần phải khẩn trương thực hiện 4 yếu tố sau.
Thứ nhất, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải nhận thức sâu sắc việc ứng dụng STI sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn, trong khi vẫn đảm bảo được các điều kiện về gìn giữ môi trường, giảm lượng khí thải carbon.
Thứ hai, các chính phủ cần xây dựng chính sách STI tích hợp và có tầm nhìn xa, trong khi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư để sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba, các chính sách và chiến lược ứng dụng STI cần phải được phổ quát trong toàn xã hội. Việc phát triển các chính sách, chiến lược là để phục vụ cho mọi người dân, đặc biệt là phải làm cho những người có thu nhập thấp cảm thấy họ không bị bỏ lại ở phía sau.
Thứ tư, cần tạo ra cơ chế hợp tác rộng rãi trong toàn bộ các quốc gia của khu vực về STI. Điều đó tạo ra sự phấn khởi cho các quốc gia khác, chia sẻ khoa học công nghệ, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
Báo cáo của ESCAP là một lời kêu gọi hành động về hợp tác STI của khu vực. Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có rất nhiều cơ hội để đổi mới các doanh nghiệp tư nhân, đổi mới cơ sở và chuyển giao công nghệ quốc tế. Bên cạnh đó, các nước còn cần quan tâm tới việc tạo ra một lực lượng lao động tay nghề cao. Chắc chắn cùng nhau hợp tác, chia sẻ những kinh nghiệm kịp thời thích ứng với những thay đổi của môi trường sẽ làm giúp các nước châu Á-Thái Bình Dương tiến lên phía trước, hướng đến mục tiêu phát triển đã được đề ra.