【keonhacqi】Du học "bán phần" tại New Zealand: Tiết kiệm chi phí, đa dạng trải nghiệm
Du học "bán phần" tại New Zealand: Tiết kiệm chi phí,ọcquotbánphầnquottạiNewZealandTiếtkiệmchiphíđadạngtrảinghiệkeonhacqi đa dạng trải nghiệm
Lệ Thu(Dân trí) - Chương trình liên kết giữa các Đại học Việt Nam và 8 đại học của New Zealand sẽ giúp sinh viên hiện thực mục tiêu du học chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm và nhiều trải nghiệm phong phú.
Chất lượng chương trình liên kết và chi phí so với du học trực tiếp là hai trong những yếu tố khiến các bậc phụ huynh và bạn trẻ đặc biệt quan tâm. Tại chương trình hội thảo "Giải mã" chương trình liên kết New Zealand do Cơ quan Giáo dục New Zealand - ENZ tổ chức mới đây các cựu du học sinh đã tư vấn, giải đáp băn khoăn trên.
Theo đó, với hình thức du học "bán phần" qua chương trình liên kết, ứng viên sẽ dành thời gian học 1-1,5 năm tại Việt Nam (chất lượng tương đương với việc ứng viên học 1,5 năm tại New Zealand) sau đó chuyển tiếp sang xứ sở kiwi để có trải nghiệm học tập tầm quốc tế.
Đất nước New Zealand chỉ có tất cả 8 trường đại học công lập thì cả 8 trường này đều nằm trong top 3% thế giới. Ngoài ra, các trường còn có các chỉ số cao về cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, tính đổi mới sáng tạo trong dạy và học…
Các trường đại học đối tác ở Việt Nam cũng là những trường ĐH uy tín như: ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại giao, ĐH Sư phạm, ĐH KHXH&NV cho thấy mức độ đầu tư hợp tác giữa hai quốc gia để thiết kế chương trình học liên kết chuẩn quốc tế. Như vậy, chương trình có thể đảm bảo chất lượng giảng dạy, khảo thí; đồng thời đảm bảo trải nghiệm đa dạng của học sinh, sinh viên ở cả hai quốc gia.
Chẳng hạn, ĐH Waikato có 4 đối tác chính triển khai chương trình du học bán phần gồm ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng.
Một số chương trình liên kết khác của ĐH New Zealand tại TP.HCM có thể kể đến cử nhân kinh doanh và thạc sĩ quản trị, thạc sĩ tài chính của ĐH Massey liên kết ĐH Kinh tế TP.HCM; thạc sĩ TESOL của ĐH Victoria Wellington liên kết ĐH Sư phạm TP.HCM; cử nhân Khoa học Thực phẩm của ĐH Otago liên kết ĐH Bách Khoa TP.HCM…
Tùy chương trình liên kết, người học có thể nhận bằng từ ĐH New Zealand hoặc cả 2 phía. Bằng cấp của New Zealand được công nhận rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, mở rộng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Chị Trương Linh - cựu du học sinh chương trình liên kết giữa ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM và ĐH AUT (New Zealand) cho biết, khi học ở Việt Nam tại ĐH Quốc tế thì trường chỉ liên kết một số ngành với AUT thôi nhưng khi qua AUT - trở thành sinh viên của trường, du học sinh có thể chọn tất cả các chuyên ngành mà trường có.
"Khi mình học ở Việt Nam chưa có chương trình Quảng cáo nhưng khi chuyển tiếp sang New Zealand, ở AUT có chuyên ngành Quảng cáo nên mình chuyển qua học luôn.
Việc chuyển đổi cũng rất đơn giản, mình chỉ cần đăng ký môn của Khoa đó rồi hoàn thành đủ tín chỉ sẽ có bằng. Còn nếu bạn muốn đổi khoa thì bạn hoàn toàn có thể nộp đơn lại như một sinh viên bình thường ở New Zealand rồi nộp đơn xin ứng tuyển đầu vào, nếu đủ điều kiện thì đóng tiền học, bạn sẽ không bị giới hạn gì hết", chị Linh chia sẻ.
Hiện có 18 chương trình liên kết đang triển khai giữa các trường ĐH hàng đầu của New Zealand và đại học ở Việt Nam. Trong đó, học sinh - sinh viên có thể tìm kiếm đa dạng ngành trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, dược, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh... cho bậc cử nhân lẫn thạc sỹ.
Anh Nam Khánh, cựu du học sinh chương trình liên kết giữa Học viện Ngoại giao và ĐH Victoria Wellington cho biết, chương trình học tại Việt Nam đều sử dụng tiếng Anh, đồng thời giảng viên có nhiều năm dạy tại nước ngoài và được đánh giá cao.
"Môn An ninh quốc tế dạy bởi giáo sư giỏi người Australia từng công tác bên Nhật, chia sẻ nhiều câu chuyện thực tế rất hay. Còn cô dạy Nhập môn quan hệ quốc tế là vợ đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ bấy giờ nên có nhiều bài giảng thiết thực.
Ngay cả giáo viên Việt cũng giàu kinh nghiệm, tiếp xúc nhiều chương trình nước ngoài. Nhờ vậy, sinh viên dễ dàng bắt nhịp khi hoàn thành năm học tại Việt Nam và chuyển sang New Zealand", anh Khánh cho biết.
Ngoài ra, yêu cầu đầu vào của các chương trình này cũng linh hoạt. Tuy nhiên để có thể chuyển tiếp qua New Zealand, sinh viên cần đạt được yêu cầu nhất định về học thuật và ngoại ngữ.
Ví dụ sau hai năm theo học tại ĐH Kinh tế, sinh viên ngành Thương mại muốn chuyển tiếp qua New Zealand cần điểm IELTS 6.5 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 6.0).
Tiết kiệm về tài chính, nhiều cơ hội chinh phục học bổng
Chương trình du học "bán phần" có lợi thế khi giúp người học tiết kiệm tài chính nhờ khoảng thời gian học tập và sinh hoạt ở Việt Nam. Ví dụ, chương trình liên kết Cử nhân Thương mại giữa ĐH Ngân hàng TP.HCM và ĐH Lincoln, New Zealand có học phí khoảng 100 triệu đồng cho 2 năm tại Việt Nam. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở Việt Nam tiết kiệm hơn so với nước ngoài..
Anh Nguyễn Văn Phúc, người đạt 4 học bổng trong hai năm theo học, cho biết: "Cá nhân tôi thấy sinh viên chương trình liên kết có nhiều cơ hội học bổng cho những người biết cố gắng. Bạn chỉ cần thường xuyên cập nhật thông tin từ trang web của trường hoặc người quản lý chương trình để không bỏ lỡ học bổng phù hợp. Cùng với kế hoạch học tập hợp lý và có đầu tư, cơ hội học bổng sẽ nằm trong tầm tay".
Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận học bổng từ chương trình liên kết rộng mở với tiêu chí thường đơn giản và phù hợp sinh viên Việt hơn. Các học bổng về thành tích thường được triển khai suốt chương trình học, vừa tạo động lực vừa mang đến cơ hội chuẩn bị tốt hơn cho ứng viên.
(Còn tiếp...)
(责任编辑:Cúp C1)
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Sử dụng tăm bông dễ gây điếc tai
- Xe máy nhái Trung Quốc bị tịch thu ngay tại triển lãm
- Uống thuốc tránh thai gây ung thư vú?
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Dài thêm nỗi đau xuất khẩu nông sản 6 tháng cuối năm
- Giày Mango gây kích ứng da bị thu hồi
- Những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong bánh sandwich
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Gấu bông hoa oải hương có chứa côn trùng
- Ngành thực phẩm Hồng Kông chao đảo vì dầu ăn bẩn Đài Loan
- Chết người vì ăn nhầm sam biển
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- Thông tin mới việc thu hồi sản phẩm thịt hộp có chứa dầu ăn bẩn ở TP.HCM
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Giày dép trẻ em Trung Quốc có nguy cơ gây ngạt thở
- Hàng chục cửa hàng xăng dầu lắp IC giả, “móc túi” khách hàng
- Giật mình với hóa chất độc hại gậy ung thư trong những đồ dùng thủ công
- Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Thực phẩm viết hạn sử dụng ngắn hạn bằng...bút bi