Trước đó,ĐồănnhanhBurgerKingtấncôngViệnhận.định bóng đá đại diện Hãng McDonald’s cũng đẩy nhanh việc xúc tiến vào Việt Nam. Như vậy, ngoài các đại gia có mặt tại Việt Nam lâu nay như KFC, Lotteria, Pizza Hut, Subway... thị trường tiếp tục đón nhận thêm các thương hiệu lớn. Miếng bánh thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đang tăng trưởng cao đã trở thành hấp lực thu hút thêm nhiều gương mặt đình đám quốc tế. Theo Tuổi trẻ, ngày 20/10, Burger King sẽ chính thức khai trương cửa hàng lớn nhất của mình tại TP.HCM trong kế hoạch mở 12 cửa hàng từ nay đến hết năm 2012. Cụ thể, tại TP.HCM sẽ có 5 cửa hàng, Hà Nội 3, Đà Nẵng 1 và các sân bay 3 cửa hàng. Song song với việc mở các cửa hàng, công tác nhân sự đã được chuẩn bị âm thầm suốt một năm qua. Ngoài ra, mạng lưới phân phối từ nhà cung ứng, huấn luyện hỗ trợ các tiêu chuẩn tuyển chọn nhân lực chủ chốt tại Việt Nam đưa đi đào tạo tại các cửa hàng đang hoạt động tại Mỹ và các nước trong khu vực ASEAN. Ông Elias Diaz Sese - Chủ tịch Burger King tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết chọn hình thức nhượng quyền thương mại khi vào Việt Nam. Những cửa hàng đầu tiên sẽ được mở ở các vị trí chiến lược như Phạm Hồng Thái (Q.1), Lê Văn Sỹ (Q.3), CMTT (Q.10), Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận) và tại Hà Nội cửa hàng đầu tiên ở đường Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy)... “Môi trường đầu tư ở đây đang rất thuận lợi với dân số trẻ và thích làm quen với sản phẩm mới. Chúng tôi không những sẽ mở chuỗi cửa hàng hiện đại mà còn tập trung xây dựng thương hiệu tại các địa điểm chiến lược. Mục tiêu của chúng tôi là mở càng nhiều cửa hàng càng nhanh càng tốt và phát triển mạng lưới rộng khắp”, ông Elias Diaz Sese khẳng định. Sự xuất hiện của Burger King càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn khi cuối tháng 8, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn thức ăn nhanh McDonald’s của Mỹ cũng đến Việt Nam làm việc với các cơ quan chức năng với mục đích “tìm kiếm cơ hội đầu tư”. Tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Kế hoạch - đầu tư, tập đoàn này tiết lộ đã xây dựng kế hoạch tiến vào thị trường Việt Nam trong vòng hai năm tới và điểm đến đầu tiên vẫn là TP.HCM và Hà Nội. Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực cà phê của Mỹ Starbucks đã lên kế hoạch vào thị trường Việt Nam năm 2013 sau khi thâm nhập thị trường Ấn Độ năm 2012 và mở rộng cửa hàng tại Trung Quốc.
Có mặt tại Việt Nam khá sớm, sau 15 năm KFC đã có 125 cửa hàng với tốc độ phát triển bình quân mỗi năm mở 20-30 cửa hàng. Ông Lê Hoài Nam - Giám đốc tiếp thị thương hiệu KFC, nhận định việc các thương hiệu thức ăn nhanh quốc tế đổ bộ vào Việt Nam đã dự đoán từ trước do Việt Nam là một thị trường mới mở cửa, dân số trẻ đầy hấp dẫn, thu nhập tăng nhanh. Nếu so với các nước trong khu vực, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam còn khá mới mẻ - chưa được 15 năm, trong khi những nước lân cận như Singapore, Philippines... đã làm quen với ngành thức ăn nhanh từ 36-40 năm. Có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2006, thương hiệu đồ ăn nhanh BBQ Chicken của Hàn Quốc ngày càng khẳng định thương hiệu của mình bằng kế hoạch mở hay chuyển nhượng thêm các cửa hàng đồ ăn nhanh của hãng này. Cụ thể, trong định hướng phát triển của công ty BBQ Việt Nam, từ nay đến 2013 ngoài 13 cửa hàng đã có mặt tại Hà Nội, thương hiệu này dự kiến mở thêm 8-10 cửa hàng tại một số tuyến phố tiềm năng tại Hà Nội như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Bông… hay tiến hành khảo sát và mở thêm cửa hàng tại các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… Không những thế, trong giai đoạn từ 2015-2020, Công ty BBQ Việt Nam đã lên kế hoạch định hướng phát triển tại các tỉnh thành rất rõ ràng. Theo đó, thương hiệu đồ ăn nhanh này sẽ triển khai mở rộng tại các thành phố lớn khác như TP.HCM, Cần Thơ, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… Trong một buổi trò chuyện gần đây với Chất lượng Việt Nam,ông Sim Hwang Jin – Giám đốc BBQ, chia sẻ: trong chiến lược phát triển của BBQ, ngoài việc mở rộng quy mô thì điều quan trọng hơn cả là việc nâng cao thương hiệu BBQ trên thị trường hơn nữa và mong muốn trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh số 1 tại Việt Nam. Theo đại diện KFC, cho dù đối thủ là thương hiệu quốc tế hay trong nước thì vấn đề không phải ở sản phẩm mà chính là nguồn cung mặt bằng. “Nguồn cung mặt bằng bán lẻ vốn đã căng thẳng, nay có thêm Burger King hay sắp tới là Mc Donald’s, Starbucks... sẽ khiến cuộc đua tăng giá mặt bằng thêm khốc liệt. Bởi không riêng ngành thức ăn nhanh, nguồn cung mặt bằng bán lẻ đang phải chia sẻ với các ngành khác như cà phê, bánh tươi hay thậm chí ngân hàng”, ông Nam nói. Đ.T (tổng hợp) |