【brest – nice】Có thể mất thị trường vì thuốc khử trùng và hạt chống ẩm
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:19:26 评论数:
Ông Nguyễn Văn Chiểu - Phó Chủ tịch Vinacas,óthểmấtthịtrườngvìthuốckhửtrùngvàhạtchốngẩbrest – nice cho biết Hội Công Thương huyện Điện Bạch (Quảng Đông, Trung Quốc) đã có cảnh báo các doanh nghiệp nước ngoài về nguy hại của thuốc khử trùng và hạt chống ẩm trong các lô hàng xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội Công thương huyện Điện Bạch (Trung Quốc), gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn bỏ vào bao bì, thùng thiếc chứa điều xuất khẩu những loại hóa chất nói trên.
"Phía Trung Quốc e ngại với độ ẩm ngoài trời khá cao, trong quá trình vận chuyển, những chất trong thuốc khử trùng và hạt chống ẩm có thể thẩm thấu vào hàng hóa và phát triển sâu mọt. Nếu không khắc phục tình trạng trên, có nguy cơ hạt điều Việt Nam bị nước này cấm nhập khẩu", ông Nguyễn Văn Chiểu cảnh báo.
Nếu tiếp tục dùng thuốc khử trùng và hạt chống ẩm, rất có thể sản phẩm điều sẽ bị cấm nhập khẩu vào một số thị trường. Ảnh minh họa |
Theo Vinacas, bình thường doanh nghiệp không cho thuốc khử trùng và hạt chống ẩm vào lô hàng xuất khẩu. Tình trạng này chỉ có thể xảy ra ở một số doanh nghiệp nhỏ lẻ và rất khó kiểm soát.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hạt điều Việt Nam, riêng tháng 1 - 2013 đã nhập gần 4.800 tấn, tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm 2012. Nếu Trung Quốc cấm nhập khẩu điều Việt Nam thì doanh nghiệp ngành điều sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, Vinacas đề nghị các doanh nghiệp hội viên cần quan tâm hơn đến cảnh báo của phía Trung Quốc.
Ngoài ra, Vinacas cũng cho rằng, xuất khẩu điều thô niên vụ 2013 có xu hướng gặp khó khăn. Chênh lệch giá điều thô trong nước và nhập khẩu không cao khiến việc xuất khẩu điều không có lãi. Thông tin này cũng đã được Vinacas xác nhận tại Hội nghị về thu mua, nhập khẩu điều thô niên vụ 2013 được Vinacas tổ chức ngày 26/2 vừa qua.
Theo báo cáo của Hiệp hội, trong tháng 1/2013, các thành viên của Hiệp hội điều Việt Nam đã nhập khẩu 25.430 tấn điều thô với giá bình quân khoảng 958 USD/ tấn. Theo dự báo, vụ điều trong nước năm nay sẽ kết thúc vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, sớm hơn những năm trước khoảng 1 - 2 tháng do thời tiết thất thường.
Tuy nhiên, nguồn điều thô nhập khẩu từ các thị trường như Campuchia, Bờ biển Ngà và Châu Phi hiện hiện đang khá dồi dào. Từ sau tết Nguyên đán đến nay, các hội viên của Hiệp hội điều Việt Nam đã xuất khẩu được gần 300 container điều, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái với giá 5.939 USD/tấn điều nhân. Giá điều thô trong nước hiện ở mức 23.500 đồng/kg, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Với giá này, các doanh nghiệp cho rằng, xuất khẩu điều nhân sẽ lỗ hoặc hòa vốn. Đồng thời, trong năm nay, dự báo thị trường xuất khẩu điều tiếp tục khó khăn. Hiệp hội cũng cảnh báo các doanh nghiệp không nên nhập khẩu điều thô dự trữ nhiều.
Xuất khẩu điều đang bị cạnh tranh về giá và lượng ở một số thị trường. Ảnh minh họa |
Ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas, cho biết giá mua nguyên liệu hạt điều trong nước và xuất khẩu hiện nay đang rất căng thẳng. Nếu tính giá mua điều trong nước và giá điều nhập khẩu như hiện nay thì xuất khẩu không có lãi.
"Hiệp hội đang đề nghị các doanh nghiệp nào thiếu và chưa có nguồn nguyên liệu điều để sản xuất sẽ tiến hành mua tạm trữ đến tháng 5 hoặc tháng 6. Các doanh nghiệp không nên mua điều làm nguyên liệu sản xuất cho cả năm, như thế sẽ rất mạo hiểm", ông Thanh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Thanh, sản lượng điều thu hoạch năm nay sẽ tương đương năm ngoái khoảng 400.000 tấn và vẫn phải nhập hơn 50% nguyên liệu để xuất khẩu khoảng 450.000 tấn, chủ yếu từ châu Phi.
"Cái khó là các nước châu Phi được mùa điều nên họ đang tăng giá nguyên liệu. Hơn nữa, giá điều tươi nông dân bán cho đại lý thu mua hiện khoảng 23.000-23.500 đồng/kg, dự báo giá sẽ tăng nữa vì nguồn cung ít, nhu cầu xuất khẩu DN lớn. Với mức giá này, nếu DN bán ngay thì chỉ có lỗ, nếu giao xa có kỳ hạn thì phụ thuộc vào tình hình thị trường", ông Thanh nói.
Một dấu hiệu đáng mừng là đầu ra cho điều Việt Nam đang tăng mạnh, các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng khá mạnh về lượng và giá trị. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2012, trong tháng 1-2013, Việt Nam xuất khẩu trên 18.000 tấn điều và tăng 92%, đạt giá trị hơn 109 triệu USD tăng 152%.
Trước những thực tế nói trên, Vinacas khuyến cáo các doanh nghiệp phải tăng cường đảm bảo chất lượng sản phẩm điều, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín sản phẩm điều nước ta, bảo đảm thị trường xuất khẩu ổn định. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa sản phẩm điều Việt Nam và điều của các nước, cần phải tìm hướng xúc tiến xuất khẩu mới, tìm kiếm thêm thị trường, mở rộng xuất khẩu.
Nguyễn Nam (t/h)