当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【mainz đấu với wolfsburg】Ngành điện tử “chết yểu” 正文

【mainz đấu với wolfsburg】Ngành điện tử “chết yểu”

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-11 00:28:00

nganh dien tu chet yeu

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: H.VÂN

DN FDI chiếm ưu thế

Từ đầu năm đến nay,ànhđiệntửchếtyểmainz đấu với wolfsburg XK của ngành điện tử có mức tăng trưởng đáng kể. Từ con số vài trăm triệu USD của những năm trước, đến nay, con số này đã vươn lên hàng chục tỷ USD. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, XK điện thoại các loại và linh kiện đạt 11,34 tỷ USD, tăng 100% so với cùng kỳ, xếp thứ hai trong 10 nhóm hàng có kim ngạch XK lớn nhất của Việt Nam (sau hàng dệt may).

Bên cạnh đó, XK máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,98 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ. Hiện nay, hàng điện tử Việt Nam đã XK sang 50 nước. Nếu nhìn vào con số này cứ ngỡ rằng Việt Nam đã XK được công nghệ cao song ẩn sau đó là thực tế rất phũ phàng.

Trên thực tế, hàng điện tử Việt Nam giá trị gia tăng rất thấp vì phải NK hầu hết nguyên liệu và chủ yếu là lắp ráp. Năng lực sản xuất ngành này lệ thuộc rất lớn vào khối DN FDI với hơn 30% số lượng DN, gần 90% vốn đầu tư, hơn 90% kim ngạch XK và khoảng 80% thị phần nội địa. Một số sản phẩm thông dụng như thiết bị máy tính văn phòng, truyền thông và điện tử khác cũng cơ bản do khối FDI sản xuất. Như vậy, con số trên chủ yếu là của các DN FDI làm ra do họ nắm giữ công nghệ sản xuất hàng điện tử, trong đó phải nhờ đến công lớn của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.

Các DN 100% vốn nước ngoài như Samsung đến Việt Nam mang theo công nghệ hiện đại, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước nên họ có nhiều lợi thế hơn. Trước mắt, những DN này giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động nhưng đổi lại Việt Nam không được hưởng lợi một đồng tiền thuế nào từ các DN này. Đặc biệt, công nghệ cao cũng không được chuyển giao cho các DN Việt Nam.

Còn các DN Việt Nam dù có đóng góp cho thành tích XK trên nhưng không đáng kể, chủ yếu là gia công, lắp ráp cho các công ty nước ngoài, với các thị trường chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước ASEAN. Vì thế, giá trị tăng của ngành điện tử Việt Nam không cao so với các nước trong khu vực và phần lớn lợi nhuận dành cho các DN FDI. Cho nên, các DN trong nước càng khó khăn hơn khi tham gia vào lĩnh vực này.

Hơn thế, khi Việt Nam gia nhập WTO phải giảm thuế, sản xuất trong nước ít lợi nhuận nên các nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi Việt Nam. Trước đây, ở Việt Nam có khoảng 60 DN lắp ráp điện tử, nhưng khi thuế suất nhập linh kiện giảm xuống còn 0% đến 5%, hầu hết các đơn vị này ngừng sản xuất. Trên thị trường, những cái tên đã từng “ăn” sâu vào tâm lý của người tiêu dùng dường như đã biến mất.

Sau 7 năm hoạt động, Orion-Hanel, một trong những liên doanh với nước ngoài đầu tiên của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã phá sản. Sony cũng từng liên doanh với Viettronic Tân Bình, lập nhà máy sản xuất tivi và đồ điện tử tại Việt Nam. Thế nhưng, sau khi Việt Nam có chính sách mở cửa cho hàng điện tử, Sony đã ngừng sản xuất, lắp ráp và chuyển sang NK thành phẩm từ các nước ASEAN.

Năng lực yếu

Không thể trực tiếp sản xuất, các DN Việt Nam cũng không đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu điện tử lớn đang có nhà máy tại Việt Nam. Theo khảo sát của Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, khu tổ hợp Samsung Complex ở tỉnh Bắc Ninh của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam có doanh thu hàng năm vài tỷ USD, nhưng tỷ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ đạt 30%.

Dự kiến doanh thu của Samsung trong năm 2012 trên 10 tỷ USD nhưng chỉ khoảng 5% số này có được từ thị trường nội địa. Ngoài ra, các công ty khác cũng đang phải NK gần như 100% như Công ty Fujitsu Việt Nam phải NK 100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài, Công ty Panasonic Việt Nam và Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng carton và xốp chèn từ các DN Việt…

Như vậy, DN trong nước chỉ đang tham gia vào những khâu ít hoặc có thể nói là không có công nghệ như làm hộp nhựa, hộp carton, sách hướng dẫn... Chưa kể đến, giá thành sản phẩm công nghiệp phụ trợ Việt Nam khá đắt vì chi phí sản xuất/đơn vị sản phẩm cao (DN Việt Nam lệ thuộc gần 80% nguồn nguyên liệu NK). Do đó, một số DN trong nước đã từng sản xuất được nhiều loại linh kiện điện tử nhưng không thể cạnh tranh được với hàng NK có thuế suất thấp, nên đã phải ngừng sản xuất.

Nhìn nhận vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, các DN Việt Nam không tham gia được chuỗi cung cấp đầu vào hay chuỗi giá trị của các DN FDI. Do vậy, dù được gọi là ngành công nghệ cao, nhưng phần “cao” lại không nằm ở Việt Nam mà nằm ở nước khác.

Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, để phát triển ngành công nghiệp điện tư,û điều cần thiết là phải có chính sách phù hợp với thực tế, nếu không ngành công nghiệp điện tử sẽ lụi tàn. Nhất là trong tương lai không xa, năm 2015, mọi hàng rào thuế quan giữa các nước tham gia AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN) sẽ được gỡ bỏ, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng DN lắp ráp ngoại “tháo chạy” để chuyển sang các nước khác trong khu vực có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển như Thái Lan, Malaysia hoặc khối DN này nhập toàn bộ linh - phụ kiện từ nước khác vào Việt Nam.

Khi đó, Việt Nam chắc chắn sẽ chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, những năm gần đây, rất hiếm dự án lớn về lĩnh vực điện tử đầu tư vào Việt Nam. Trước Samsung, chỉ có dự án 1 tỷ USD của Intel (đầu tư vào TP.HCM), còn các dự án lớn khác chỉ dừng lại ở mức thăm dò.

Ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright: Không nên dựa vào các DN lớn

XK ngành điện tử đạt kết quả cao nhưng không nên lạc quan khi nhìn vào con số này. Tôi đã từng đi thăm một số cơ sở được gọi là công nghệ cao của Việt Nam, sản xuất các thiết bị y tế XK sang Nhật Bản. Khi XK, mặt hàng này được xếp vào dạng công nghệ cao, nhưng sự đóng góp của công nhân Việt Nam trong mặt hàng đó chỉ là lấy một con chip đặt vào bo mạch trên cả một dây chuyền, với yêu cầu chưa cần tốt nghiệp hết lớp 5, và chỉ cần 3 đến 5 ngày để làm quen với dây chuyền sản xuất. Do vậy, không có gì lạ khi các công ty công nghệ cao như Intel, Samsung đầu tư vào Việt Nam bởi Việt Nam có ưu đãi tốt và nhân công rẻ chứ không phải chúng ta có một lực lượng kỹ sư giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ngân sách dành cho khoa học công nghệ chiếm 2% ngân sách và khoảng 0,4 % của GDP, thấp xa so với mức bình thường 1,5% đến 2% GDP của các nền kinh tế khác. Nếu muốn biến khoa học công nghệ cao thành lợi thế thì phải xây lại nền móng chứ không phải dựa vào một số DN lớn khi đầu tư vào Việt Nam.

Ông Ngô Văn Vị, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB): Tham vấn DN khi lập quy hoạch

Dù quy hoạch định hướng, chiến lược của ngành điện tử đã có mấy năm qua, song còn chung chung, thiếu thực tế. Chính phủ đã xếp công nghiệp điện tử là một trong những ngành mũi nhọn nhưng không có chính sách đầu tư cụ thể. Ngay cả việc xúc tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư cho lĩnh vực phụ trợ ngành điện tử cũng không thực hiện được. Trong khi đó, trên thực tế các DN đang ồ ạt chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang NK, lắp ráp cho thấy ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ “biến mất” khá rõ nét. Vì thế, khi lập quy hoạch cần có sự tham vấn của các DN bởi DN sẽ hiểu rõ về những thứ mà họ cần. Tuy nhiên, với lợi ích của mình đôi khi các ý kiến đóng góp chưa hẳn khách quan, do vậy cần thông tin nhiều chiều hơn.

Ông Phạm Tất Thắng, cố vấn cấp cao Bộ Công Thương: Nhà nước cần hỗ trợ DN

Để phát triển ngành công nghiệp điện tử, vẫn cần tiếp tục lôi kéo các DN FDI có công nghệ cao nhưng phải làm sao để DN Việt Nam móc nối được với các DN này, cung cấp yếu tố đầu vào hoặc đảm đương một phần trong chuỗi giá trị của nó. Mặt khác, đã đến lúc các DN Việt Nam phải đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Lâu nay, Việt Nam luôn NK công nghệ lạc hậu, công nghệ thải loại của Trung Quốc nên sức cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam càng kém đi. Tuy nhiên, muốn tiếp cận với công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có vốn dài hạn, lãi suất thấp và có nguồn nhân lực. Các DN Việt Nam không thể tự làm được mà Nhà nước phải hỗ trợ. Đơn cử như việc đào tạo của Việt Nam chưa gắn với thực tế, yêu cầu của DN. Nếu không đáp ứng được nguồn nhân lực có trình độ cao thì các DN Việt Nam cũng “sắp chết”.

P.Thu (ghi)

Phan Thu

标签:

责任编辑:Cúp C1