【nhận định kèo benfica】Liệu pháp để bình ổn giá

lieu phap de binh on gia

Theệuphápđểbìnhổngiánhận định kèo benficao quy luật,"cung" lớn sẽ kéo CPI tăng cao trong dịp lễ, Tết.

Theo quy luật, tháng 1-2014, tháng cận kề Tết Nguyên đán Giáp Ngọ giá cả sẽ tăng cao, tuy nhiên kết quả CPI lại không tăng bởi sức mua yếu. Không kể mức tăng thấp 0,32% của tháng 1-2009, thì các mức tăng CPI lần lượt 1% (năm 2012), 1,25% (năm 2013), 1,36% (năm 2010) và cao nhất là 1,74% (năm 2011) đều có mức tăng cao so với thời điểm của năm 2014.

Kết quả này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Bởi một nguyên nhân khá quan trọng tác động làm diễn biến CPI ở Việt Nam thời gian qua tăng chậm và có dấu hiệu giảm ở một số tháng (tháng 3 và tháng 5-2013) là bởi tổng cầu giảm, vì sức mua yếu. Tổng cầu giảm thể hiện rõ rệt được minh chứng bằng các con số: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2618 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Sau khi loại trừ yếu tố giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 tăng 5,6%; năm 2012 tăng 6,5%; năm 2011 tăng 4,4%. Đặc biệt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 so với năm 2012 của khu vực kinh tế nhà nước giảm 8,6%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,8%.

Tỷ lệ hàng tồn kho luôn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ tồn kho của các tháng trong năm 2013 luôn ở mức từ 70 - 75%. Điều này có nghĩa là trong năm 2013, có tới 70- 75% giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp được chuyển thành sản phẩm dở dang hoặc hàng hóa tồn kho… Trong khi các nhà quản lý khuyến cáo tỷ lệ này nên ở mức khoảng 60% là hợp lý.

Tuy nhiên, ông Vũ Vinh Phú lưu ý rằng, trong năm 2013 có những yếu tố chưa tham gia vào chỉ số giá trong năm, đó là sự tăng giá ngầm của các sản phẩm sản xuất khi nhà sản xuất thay đổi cơ cấu chất lượng trong hàng hóa, thay đổi bao bì, thay đổi trọng lượng nhưng giá không đổi... “Tất cả những vấn đề này là sự tăng giá ngầm mà cơ quan thống kê chưa với tới được. Do vậy mặc dù CPI giảm đáng lo hơn là đáng mừng trong thời kỳ hiện nay”, ông Phú nói.

CPI giảm, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo trước được diễn biến của thị trường. CPI trong năm 2014 và một số năm tiếp theo có thể giảm dần là xu hướng tất yếu của sự cạnh tranh, hội nhập khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy không chủ quan trước tình hình khi sức ép lạm phát đang giảm dần, tại cuộc hội thảo dự báo về giá cả thị trường năm 2014, một số ý kiến cho rằng cần từng bước xóa bỏ độc quyền đi đôi với cải cách việc thực hiện lộ trình giá một số mặt hàng cơ bản như điện, nước, xăng dầu, than theo giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nói chung và kinh tế thương mại nói riêng bao gồm đường giao thông, bến cảng, sàn giao dịch hàng hóa, chợ, siêu thị trung tâm thương mại, tuyến phố kinh doanh, chuyên doanh... để giao dịch thương mại minh bạch, ít chi phí, giảm trung gian, người sản xuất bị ép giá không có lợi nhuận và người tiêu dùng không phải hưởng giá cao ngất ngưởng. Tạo một số chuỗi hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, năng lượng, thuốc chữa bệnh đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, hạn chế trung gian không cần thiết.

Về lâu dài, từng bước phải đưa năng suất lao động Việt Nam lên cao, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hóa ngay ở thị trường nội địa, hạn chế sự thâm nhập của các tập đoàn sản xuất ở nước ngoài vào thị trường Việt Nam sản xuất và kinh doanh, có lúc thao túng giá làm lũng đoạn thị trường nội địa.

Đồng thời, xây dựng các tập đoàn mạnh về thương mại, đủ sức dẫn dắt thị trường, nhất là những khi có biến động về giá cả, nhà nước tổ chức tốt việc dự trữ quốc gia một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu đảm bảo cho các nhu cầu bình ổn, giá cả thường xuyên cũng như khi có đột biến. Làm tốt công tác kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, sản xuất và kinh doanh hàng giả. Thực hiện sự liên kết chặt chẽ có cam kết giữa sản xuất và phân phối, giữa phân phối với nhau, liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh thành trong cả nước tạo sức mạnh chung của cả cộng đồng kinh doanh thương mại…

Minh Anh

Cúp C1
上一篇:Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
下一篇:Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày