Theệmquốctếvềbảovệquyềnlợingườitiêudùngtrongnềnkinhtếsốbongdalu ioo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong hai năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ và toàn diện của đại dịch Covid-19, việc thực hiện chuyển đổi số để hướng tới một nền kinh tế số không còn là xu hướng mà gần như là yêu cầu bắt buộc đặt ra đối với chính phủ các nước để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội.
Trong quá trình chuyển đổi trên, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, thường được biết đến với các tên gọi như “nền kinh tế nền tảng” (the platform economy), “nền kinh tế chia sẻ” (the “sharing economy”) hoặc nền kinh tế với các giao dịch ngang hàng (the peer to peer economy) đã đặt ra một số vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là đối với vai trò quản lý nhà nước của chính phủ các nước.
Theo đó, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở xác định rõ các đặc trưng của mô hình kinh doanh mới so với mô hình kinh doanh “truyền thống”, chính phủ các nước cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Kịp thời ban hành chính sách để bảo vệ người tiêu dùng
Chính phủ mỗi nước đã và đang trong trạng thái sẵn sàng để nhanh chóng thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin, từ đó, thực hiện các chính sách và đưa ra biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế số. Các chính sách về bảo vệ người tiêu dùng được đưa ra mang tính trung lập về mặt công nghệ và bao trùm các vấn đề về công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Cơ quan quản lý theo dõi thường xuyên và phân tích sự phát triển, thay đổi trên thị trường kỹ thuật số để đảm bảo người tiêu dùng được bảo vệ đầy đủ và có thể hưởng lợi từ các thị trường đó.
Ví dụ điển hình như tại Pháp, vào năm 2016, nước này đã thông qua Đạo luật Cộng hòa Kỹ thuật số, trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh nền tảng trung gian trực tuyến phải thông báo cho người tiêu dùng các nội dung chẳng hạn như: vai trò của doanh nghiệp, vị trí của từng chủ thể có liên quan, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.
Vào năm 2018, Vương quốc Anh đã xuất bản Sách Trắng về hiện đại hóa thị trường tiêu dùng, Sách Xanh về người tiêu dùng và đã thực hiện Đánh giá Dữ liệu thông minh. Theo đó đã nêu một số thách thức do công nghệ và mô hình kinh doanh mới tạo ra đối với quyền lợi của người tiêu dùng. Tới năm 2019, Liên minh châu Âu đã và đang dự thảo quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin đối với mô hình kinh doanh nền tảng.