欢迎来到Empire777

Empire777

【lịch thi đấu bóng đá hôm nay】Doanh nghiệp Việt cần tận dụng lợi thế xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc

时间:2025-01-10 11:26:35 出处:Thể thao阅读(143)

Ông Danniel Herrman cho rằng Việt Nam đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu trái cây thị trường Trung Quốc. Ảnh: Quang Huy

Cần tận dụng tốt các ưu thế nội tại

Trong cuộc hội thảo “Doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững,ệpViệtcầntậndụnglợithếxuấtkhẩutráicâysangTrungQuốlịch thi đấu bóng đá hôm nay tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc Việt Nam” vừa diễn ra mới đây, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, thị trường Trung Quốc hiện chiếm tới 28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là trái cây của Việt Nam. Hiện tại, trên 70% tổng lượng rau quả tươi của Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) và hiệp định có hiệu lực từ năm 2010. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hội của các ưu đãi thuế quan và điều kiện thuận lợi trong nước mang lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Danniel Herrman – Trưởng nhóm Dự án Hỗ trợ Hợp tác kinh tế khu vực tại châu Á (SRECA) thuộc Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho biết, 8 loại trái cây chính mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao là chuối, xoài, dưa hấu, nhãn, vải, thanh long, sầu riêng và mít.

Vừa qua, tổ chức GIZ đã phát hành 4 cuốn sổ tay để hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hoa quả, trái cây tươi nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại. Trong đó, về giá trị, sầu riêng và chuối là 2 loại trái cây dẫn đầu bảng xếp hạng thương mại, trong đó sầu riêng có giá trị nhập khẩu đạt đến trên 1 tỷ USD vào năm 2018. Về khối lượng, chuối là loại trái cây được nhập khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc, với tổng khối lượng nhập khẩu lên đến hơn 1,5 triệu tấn vào năm 2018.

Đại diện GIZ cho biết, Campuchia, Lào và Việt Nam đều đang có điều kiện trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới thuận lợi hơn so với Trung Quốc. Các nước này cũng có lợi thế lớn hơn về giá đất, giá nhân công thấp, được hưởng lợi lớn do có khoảng cách vận chuyển gần hơn so với Trung Quốc và do được hưởng thỏa thuận thương mại miễn thuế.

Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và xuất khẩu trái cây từ các nước này lại đang gặp phải hàng loạt thách thức khi thâm nhập thị trường Trung Quốc, như: tiêu chuẩn cao của người tiêu dùng, các vấn đề về tiếp cận thị trường, cạnh tranh với một số loại sản phẩm trong nước, chuỗi cung ứng lạnh không hoàn hảo. Các cơ sở trồng cây ăn quả đơn lẻ thường có năng lực hạn chế khi xử lý các vấn đề này.

Tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Trong điều kiện thị trường gặp phải nhiều cạnh tranh, các nhà sản xuất trái cây nhỏ có thể gặp bất lợi lớn. Không chỉ có nguồn lực hạn chế để cải thiện và mở rộng quy mô sản xuất, các nhà sản nhỏ còn bị hạn chế về khả năng đảm bảo cho sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng Trung Quốc với chất lượng tối ưu. Việc phối hợp ở cấp độ ngành là chiến lược hiệu quả nhất để các nhà sản xuất này cải thiện vị thế trên thị trường, cũng như để thúc đẩy việc đàm phán tiếp cận thị trường cho các sản phẩm chưa được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Chuyên gia Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan với Trung Quốc (với điều kiện các doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa). Đây là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc thiếu giấy phép tiếp cận thị trường chính thức đã hạn chế cơ hội nhập khẩu của một số loại trái cây nhiệt đới phổ biến đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Cụ thể, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm trong những năm gần đây, khi Hải quan Trung Quốc quản lý chặt thương mại kênh xám. Trong khi đó chanh dây Việt Nam, nhờ có giấy phép tiếp cận thị trường chính thức, đã trở nên ngày càng phổ biến và có thể đóng vai trò lớn hơn ở thị trường Trung Quốc.

Việc thiết kế bao bì, nhãn mác của hàng hóa cũng là khâu quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Theo bà Eugene choi – Giám đốc Công ty Mas C&G Hàn Quốc, bao bì vừa có chức năng đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiện lợi trong lưu thông hàng hóa vừa góp phần quảng bá, xúc tiến thương hiệu của các doanh nghiệp.

Cả thị trường tiêu dùng và môi trường pháp lý của Trung Quốc đều thay đổi nhanh chóng và đòi hỏi phải có sự giám sát liên tục để đánh giá đúng các thách thức và cơ hội ngay khi chúng phát sinh. Các bên liên quan của ngành công nghiệp trái cây tươi Việt Nam nên đầu tư cho việc cập nhật thông tin thị trường thường xuyên để xây dựng chiến lược và tập trung nguồn lực trên cơ sở các thông tin chính xác và cập nhật nhất./.

Quang Huy

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: