Ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ thị trường Mỹ,áisinhKhảnăngvẫntiếptụckịchbảngiảmđầuphiêntăngcuốiphiêsố liệu thống kê về bournemouth gặp tottenham ngày 21/11, thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam giảm điểm khá mạnh ngay từ khi mở cửa; tuy nhiên các chỉ số dần hồi phục về cuối phiên và đóng cửa xanh nhẹ. VN-Index tăng 3,54 điểm (+0,39%) lên 922,56 điểm và VN30-Index tăng 4,01 điểm (+0,45%) lên 897,10 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX30-Index cũng tăng 0,35%, riêng HNX-Index đóng cửa sát dưới tham chiếu.
Nhóm ngân hàng, chứng khoán đa phần tăng điểm cùng với VNM, VHM, VRE đóng góp nhiều nhất giúp nâng đỡ thị trường, trong khi nhóm dầu khí có GAS, PLX, PVD, PVS giảm điểm tác động chỉ số về phía ngược lại theo diễn biến giá dầu thế giới.
Thanh khoản thị trường cơ sở giảm nhẹ so với phiên trước, tổng cộng hai sàn đạt gần 4.400 tỷ đồng. Riêng trên HOSE, dòng tiền giảm ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và tăng lên ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Khối ngoại gia tăng bán ròng trên hai sàn, với giá trị trên HOSE là -180,7 tỷ đồng và trên HNX là -43,2 tỷ đồng.
Kết thúc phiên, P/E VN-Index và VN30-Index ghi nhận ở mức 16,21 lần và 13,92 lần.
Khác với phiên kế trước, thị trường phái sinh lại có diễn biến tích cực hơn thị trường cơ sở. Theo đó, các hợp đồng tương lai (HĐTL) có diễn biến tích cực hơn thị trường cơ sở, khi tất các 4 HĐ đều tăng mạnh hơn mức tăng của VN30. HĐ F1812 tăng mạnh nhất 13,7 điểm và đóng cửa ở mức giá cao nhất trong các HĐ; HĐ F1903 xếp thứ 2, tăng 11,3 điểm; HĐ F1901 tăng 9,9 điểm; và tăng nhẹ nhất là HĐ F1906 với 5,0 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản HĐTL lại giảm nhẹ so với phiên trước. Theo đó, khối lượng giao dịch và khối lượng mở lần lượt đạt 115.071 HĐ và 17.254 HĐ. Tổng giá trị giao dịch cũng giảm không đáng kể so với phiên kế trước, đạt 10.151,5 tỷ đồng.
Đánh giá về chỉ số VN30, SSI Retail Research cho biết, chỉ số VN30 giảm điểm ngay từ đầu phiên về sát mốc hỗ trợ phiên 880 điểm, nhưng đã tăng dần trở lại nhờ lực cầu mua mạnh ở vùng giá thấp và đóng cửa tăng 4,01 điểm lên mốc 897,1 điểm.
Trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp và chuyển từ xu hướng phục hồi sang xu hướng tăng ngắn hạn. Đường chỉ báo MACD tiếp tục vận động tích cực trên đường tín hiệu và các chỉ báo dao động (stochastic), chỉ báo sức mạnh dòng tiền (MFI) và chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) cũng đồng thuận tăng trở lại. Khối lượng giao dịch ở mức gần 39 triệu đơn vị, giảm trở lại hơn 4 triệu đơn vị so với phiên trước, đồng thời cũng giảm hơn 3 triệu đơn vị so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên.
SSI Retail Research dự báo, chỉ số VN30 có khả năng tiếp tục kịch bản giằng co hiệu chỉnh vào đầu phiên tiếp theo và tăng trở lại vào cuối phiên, tuy nhiên khối lượng cần được cải thiện hơn trong những phiên giao dịch tới. Mức hỗ trợ đảo chiều trong phiên lên 893 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, về nhận định kỹ thuật, chỉ số VN30 trong phiên đã củng cố cho một xu hướng tăng trong ngắn hạn, chỉ số RSI đã vượt qua mốc 50 điểm báo hiệu xu hướng tăng đã hình thành vững chắc, vượt qua đường trung bình MA20 đến 10 điểm.
Theo nhận định của VDSC, chỉ số VN30 khả năng cao sẽ tiến đến vùng 910 điểm và nghỉ ngơi tạm thời quanh vùng điểm này. Kết quả bất ngờ của phiên giao dịch ngày 21/11 là giá HĐ F1812 đóng cửa tăng mạnh so với giá đóng cửa phiên trước 13,7 điểm, chênh lệch rất lớn so với lúc mở cửa 19,9 điểm. Điều này thể hiện sự sôi động của thị trường phái sinh Việt Nam.
Còn Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo, phiên giao dịch 22/11, chỉ số VN30 vẫn có thể tiếp tục xu thế tăng điểm sau khi điều chỉnh nhẹ về vùng 891 - 894 điểm hoặc đi ngang khiến các chỉ báo cân bằng.
Trên thị trường phái sinh, tín hiệu đảo chiều điều chỉnh cũng đã xuất hiện trên 1 vài chỉ báo. Vì thế, BSC cho rằng, rất có thể mở đầu phiên sáng HĐTL F1812 sẽ điều chỉnh về vùng điểm 888 - 892 điểm, sau đó diễn biến theo chỉ số cơ sở VN30 tiếp tục xu hướng tăng./.
D.T