>> Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam
BP - Những năm qua,ng vc2 lịch thi đấu Hội Đông y tỉnh đã củng cố, phát triển tổ chức cơ sở hội các cấp, nhất là hội viên đồng bào dân tộc thiểu số. Một số lương y đã có những bài thuốc, phương pháp chữa bệnh hay, gắn kết giữa kế thừa và nghiên cứu khoa học, được nhân dân tín nhiệm.
Hội Đông y tỉnh hiện có 1.513 hội viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh bằng y học cổ truyền. Hội có 213 phòng chẩn trị đông y, trong đó 17 phòng chuyên khám, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân (tăng 4 phòng so với năm 2016). Năm 2017, các phòng chẩn trị của hội đã khám, chữa bệnh bằng đông y cho 292.115 lượt người; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí 88.868 lượt bệnh nhân với kinh phí 3,2 tỷ đồng. Các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, xã hội từ thiện luôn được hội viên hưởng ứng tích cực.
Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lê Anh Tuấn tặng giấy khen cho các hội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017
Bác sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: “Với tâm niệm “lương y như từ mẫu”, các thầy thuốc đông y luôn duy trì và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh từ thiện ở các phòng chẩn trị, chùa, tịnh xá... Việc bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu, sản xuất, bào chế thuốc đông y được quan tâm và đã hình thành nhiều vườn thuốc nam tại chi hội cơ sở. Các hội viên tự nguyện góp sức và tiết kiệm tiền từ phát triển kinh tế gia đình để chăm lo ngày càng tốt hơn việc khám, chữa bệnh cũng như cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Các cấp hội đông y còn tích cực vận động thầy thuốc cùng hội viên và nhân dân tham gia các chương trình an sinh xã hội ở địa phương như giảm nghèo, “Đền ơn đáp nghĩa”, phòng chống tệ nạn xã hội”.
>> Hai điển hình tiêu biểu trong ngành y tế Bình Phước
Già làng Điểu Thanh Xuân, Trưởng thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập) cho biết: “Là thương binh hạng ¼ và mất sức 81%, hai chân bị cụt khó khăn trong di chuyển nên tôi thường xuyên khám sức khỏe ở Trạm Y tế xã Đức Hạnh. Nhờ phương pháp châm cứu, tôi duy trì vận động và tiếp tục làm việc vì đam mê hoạt động xã hội. Tôi cũng vận động người dân trong thôn có bệnh đến khám và điều trị miễn phí bằng phương pháp đông y kết hợp tây y tại Trạm Y tế xã, không tin vào thầy cúng như trước nữa”.
Năm 2017, Tỉnh hội đã mở 5 lớp tuyên truyền về công tác hội cho 232 lượt hội viên của 11 huyện, thị hội. Tỉnh hội phối hợp mở 6 lớp bồi dưỡng chuyên môn về châm cứu, thuốc nam và một số bệnh thường gặp cho 261 lượt hội viên thuộc 6 huyện: Bù Đăng, Hớn Quản, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Đồng Phú, Phú Riềng.
>> Nơi người bệnh vùng sâu gửi niềm tin
Hội đã tổ chức cho 1.513 hội viên tham gia các hội nghị khoa học - kỹ thuật, giao lưu y học. Đồng thời, tổ chức cho lương y, hội viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, cập nhật thông tin chẩn đoán và điều trị kết hợp đông - tây y, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các lương y trong khám, chữa bệnh. Các lương y không ngừng kế thừa kinh nghiệm, phương pháp điều trị bệnh, kết hợp các liệu pháp chữa bệnh như châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc đông, tây y kết hợp. Từ đó, ứng dụng vào khám, chữa bệnh đạt hiệu quả, tạo được niềm tin của người bệnh.
Hội viên đông y ở các cơ sở còn khôi phục, nhân giống nhiều vườn thuốc nam, khuyến khích nhân dân trên địa bàn phát triển phong trào trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để điều trị một số bệnh thông thường theo phương châm “Thầy tại nhà, thuốc tại vườn”. Các lương y ở cơ sở còn giúp người dân nâng cao ý thức trong phòng bệnh tại cộng đồng, đặc biệt là các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, xứng đáng là những người thầy thuốc của nhân dân.
>> Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
Mai Ly