当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ.lệ kèo】Từng bước chuyển đổi nghề cho ngư dân

Báo Cà MauNgoài 1.352 phương tiện khai thác thuỷ sản dưới 20CV có đăng ký, đăng kiểm, nhiều ngư dân ven biển còn tận dụng hàng ngàn phương tiện nhỏ để khai thác ven bờ làm nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt nhanh. Thực trạng trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản hiện nay.

Ngoài 1.352 phương tiện khai thác thuỷ sản dưới 20CV có đăng ký, đăng kiểm, nhiều ngư dân ven biển còn tận dụng hàng ngàn phương tiện nhỏ để khai thác ven bờ làm nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt nhanh. Thực trạng trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản hiện nay.

Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nguyễn Bửu San nhận định, hiện nay nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang giảm dần, cả về trữ lượng lẫn sản lượng. Đặc biệt, nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Cạn kiệt

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ven bờ là do khai thác trái phép quá mức, khai thác có tính sát hại nguồn lợi như: đẩy te, đáy biển, lưới kéo, câu, lưới rê, lú huế và ốc  mực. Vì vậy, để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ven bờ hiệu quả, cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo đa dạng sinh học, cần phải chuyển đổi hướng cho ngư dân chuyển sang khai thác xa bờ và các nghề khác. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh Phạm Văn Sóng cho biết, hiện nay phương án tổng thể chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân khai thác ven bờ đã được xây dựng nhưng đang gặp khó về nguồn vốn để thực hiện.

Gia tăng phương tiện khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Gần 30 năm lập gia đình, cũng ngần ấy thời gian ông Phan Văn Đức, xã Khánh Hoà, huyện U Minh bám biển cạn để mưu sinh bằng nghề đặc lú huế. Ông Đức cho biết, tôm, cá cạn kiệt nhanh, nếu như trước đây 1 ngày thu hoạch 100-200 kg tôm, cá, giờ khai thác cả ngày chỉ được một, hai trăm ngàn đồng, có khi còn lỗ tiền dầu. Muốn chuyển đổi nghề nhưng gia đình nghèo không vốn.

Theo tìm hiểu, hầu hết bà con ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ chủ yếu là những hộ nghèo, có trình độ học vấn thấp. Do đó, muốn chuyển họ sang buôn bán hay kinh doanh gần như không thể, còn muốn chuyển sang sản xuất nông nghiệp hay chăn nuôi thì không đất đai.

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có số phương tiện khai thác thuỷ sản nhiều nhất tỉnh. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Lâm Văn Phú cho biết, thực trạng phương tiện khai thác ven bờ gia tăng, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ cạn kiệt nhanh đang là mối quan tâm lớn nhất của địa phương. Ðịa phương đang phối hợp chặt với các ngành chức năng để quản lý số phương tiện khai thác ven bờ. Đồng thời, tuyên truyền ngư dân không khai thác vào vùng cấm và sử dụng các dụng cụ cấm trong khai thác thuỷ sản, xây dựng các mô mình chuyển đổi nghề cho ngư dân nhưng đang gặp khó về nguồn vốn.

Mở hướng

Ông Nguyễn Bửu San cho biết thêm, chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ cho ngư dân theo hướng thân thiện với môi trường là giải pháp quan trọng để phát triển nghề khai thác thuỷ sản bền vững. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh triển khai xây dựng được 9 mô hình chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven bờ. Nhìn chung, các mô hình đều phát huy hiệu quả tích cực, nhưng trong thực tế lại không nhân rộng được do hầu hết ngư dân khai thác ven bờ đều trình độ thấp, nghèo khó, không vốn, không tài sản tín chấp khi vay ngân hàng để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Bửu San cho biết, thời gian tới sẽ tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án Bảo vệ nguồn lợi ven biển và Sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ để thành lập các mô hình chuyển đổi nghề cho ngư dân. Đặc biệt, thành lập mô hình đồng quản lý ở các xã ven biển thuộc các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Ngoài hỗ trợ vốn giúp đỡ ngư dân sinh kế, những tháng vào mùa sinh sản của cá, tôm, cần thành lập các tổ, đội tàu tuần tra quản lý các phương tiện khai thác trái phép trong vùng biển cấm.

Anh Phan Văn Sơn, thành viên của mô hình đồng quản lý ấp Mũi Tràm, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trước đây nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt làm cho đời sống ngư dân trở nên khó khăn. Sau khi được Nhà nước thành lập tổ đồng quản lý, nhiều ngư dân hỗ trợ vốn cùng thực hiện mô hình nuôi sò huyết trên bãi biển mang lại hiệu quả, giúp xoá đói giảm nghèo.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo ngành nông nghiệp cần phối hợp với các viện, trường đại học trong cả nước sớm điều tra đánh giá lại trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển của tỉnh để lập phương án tổng thể cho nghề khai thác. Trong đó, đặc biệt chú trọng chuyển đổi nghề khai thác ven bờ. Do nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, cùng lúc không thể chuyển đổi một số lượng lớn phương tiện khai thác ven bờ, nên lập phương án chuyển đổi qua từng năm, từng giai đoạn, nghề nào khai thác mang tính sát hại nguồn lợi thuỷ sản cao thì lập phương án ưu tiên chuyển đổi trước. Quá trình chuyển đổi nghề, cơ cấu lại phương tiện khai thác cũng phải có lộ trình và bước đi hợp lý trên cơ sở kế thừa để người dân không bị hụt hẫng khi bỏ nghề cũ nhưng nghề mới chưa thạo./.

Bài và ảnh: Trung Đỉnh

分享到: