您现在的位置是:Empire777 > Nhà cái uy tín

【thứ hạng của paris fc】“Tập trung nghiên cứu kỹ, tận dụng các cơ hội do FTA mang lại”

Empire7772025-01-10 21:20:52【Nhà cái uy tín】2人已围观

简介Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng ban chỉ thứ hạng của paris fc

“Tập trung nghiên cứu kỹ,ậptrungnghiêncứukỹtậndụngcáccơhộidoFTAmanglạ<strong>thứ hạng của paris fc</strong> tận dụng các cơ hội do FTA mang lại”

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng ban chỉ đạo Hội nhập Quốc tế tỉnh - cho biết: Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư phát triển và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, công nghiệp nặng là một trong những ngành kinh tế chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính được chú trọng đổi mới, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, địa phương vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác hội nhập quốc tế. Đó là công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập quốc tế chưa được triển khai sâu rộng; nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hội nhập quốc tế của các ngành và tầng lớp nhân dân chưa đầy đủ. "Do vậy, hội thảo là cơ hội để các đại biểu tham dự, nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, nắm bắt kịp thời, hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức mà các FTA đem lại" -ông Phạm Trường Thọ nhấn mạnh.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được triển khai liên tục, từ cấp độ thấp tới cao trong suốt hơn hai thập kỷ, kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995) đến nay. Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Có thể nói quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới toàn diện đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế - nhận định: "Các FTA thế hệ mới hướng vào các nền kinh tế công nghiệp phát triển, có mức độ tự do rất cao, do đó sẽ tác động đến các chính sách nội địa. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cần tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung để tận dụng các cơ hội FTA mang lại từ việc cắt giảm thuế, năng lực cạnh tranh sản phẩm có lợi thế địa phương cũng như có các biện pháp giảm thiểu trước những tác động ảnh hưởng". Đưa ra ví dụ cụ thể về vấn đề xuất khẩu trong ASEAN của Việt Nam giảm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015, ông Nguyễn Sơn thẳng thắn: AEC là tiến trình liên tục, kế thừa và phát huy các thành tựu hợp tác và tự do hóa thương mại ASEAN đã đạt được. Việc tham gia vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa (ATIGA) đồng nghĩa với sự cạnh tranh sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN trên thị trường nội địa ngày càng trở lên gay gắt. Hai ngành Ôtô và Mia đường của Việt Nam nhận được sự bảo hộ cao nhất sau năm 2018 dự báo sẽ chịu tác động lớn từ sự cạnh tranh của các nước thành viên sau khi không còn sự bảo hộ về thuế nhập khẩu. Vấn đề này hiện đang được các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có giải pháp hữu hiệu hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu sự thâm hụt về thương mại giữa Việt Nam với khối ASEAN.

“Tập trung nghiên cứu kỹ, tận dụng các cơ hội do FTA mang lại”
Ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương - phát biểu tại hội thảo

Nhìn nhận về những tác động của các FTA Việt Nam tham gia đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương – nhìn nhận, sự cạnh tranh "lấn sân" của doanh nghiệp ngoài nước tại thị trường Việt Nam cũng giống như sự hiện diện ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Từng có nhiều năm trên cương vị Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lê An Hải cho biết thêm, thương mại song phương Việt Nam và Hàn Quốc tăng trưởng đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua. Thương mại hai chiều đã tăng gấp 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc) và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Đặc biệt sự gia tăng cả về số lượng và giá trị giá tăng trong sản phẩm xuất khẩu cao hơn nhiều so với trước đấy sau khi hai nước ký FTA. Ông Lê An Hải lưu ý, các doanh nghiệp nông sản địa phương cần quan tâm xuất khẩu sản phẩm thông qua các thị trường ngách với sự tìm hiểu kỹ về văn hóa tiêu dùng, văn hóa doanh nghiệp, các rào cản kỹ thuật của nước sở tại.

Trong phần tham luận về chủ để "Tận dụng quy tắc xuất xứ trong AEC và FTA Việt Nam - Hàn Quốc", bà Trần Minh Trang - Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nhận định: Các quy tắc xuất xứ của ASEAN có cấu trúc tương đối đơn giản và minh bạch, chủ yếu quy định 40% hàm lượng giá trị khu vực hoặc cách tiếp cận thay đổi thuế quan. Thông thường, các doanh nghiệp linh hoạt sử dụng cách tiếp cận nào thuận tiện để chứng minh hàng xuất khẩu của mình đủ điều kiện hưởng thuế thấp trong các FTA ASEAN. Vì vậy, việc đơn giản hóa các quy tắc xuất xứ mang lại những lợi ích nhất định cho nhiều nền kinh tế ASEAN, có thể giúp các lĩnh vực: máy móc, ôtô, các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, thực phẩm và thực phẩm chế biến, vì những ngành này chiếm vai trò lớn trong hoạt động xuất khẩu cũng như chiếm số lượng việc làm lớn.

Một chủ đề khác được các doanh nghiệp tham dự hội thảo quan tâm là an toàn thực phẩm, nông lâm sản và thủy sản đối với xuất khẩu nông sản trong khuôn khổ các FTA. Theo TS.Lê Thanh Hòa - chuyên gia lĩnh vực SPS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thi trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, EU đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao, kiểm soát nhập khẩu thông qua chuỗi, các quy định về SPS nghiêm ngặt đòi hỏi có quy trình giám sat an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... Đối với thị trường ASEAN ít nghiêm ngặt hơn về SPS, nhưng xu hướng các quy định sẽ thắt chặt hơn. Giải pháp duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu cần nâng cao năng lực và nhận thức của doanh nghiệp trong nắm bắt các quy định về kỹ thuật và yêu cầu về SPS; nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng các quy trình chứng nhận theo yêu cầu của thị trường; áp dụng qui trình chế biến đảm bảo giám sát liên quan đến an toàn thực phẩm (HACCP trong chế biến thực phẩm)...

Đa số đại biểu tham dự hội thảo đề xuất tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo theo từng chuyên để, chủ đề tại địa phương để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với những thông tin mới nhất, nhằm giúp họ sớm chủ động nâng cao chất lượng cho sản phẩm để đủ sức cạnh tranh; đồng thời tăng cường thúc đây giao lưu, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.

很赞哦!(779)