Empire777Empire777

【1-1.5 là kèo gì】Thả nuôi giảm tới 55%, lo thiếu nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu

Cá tra xuất khẩu rộng đường sang Mỹ
Doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu cá tra
Thả nuôi giảm tới 55%, lo thiếu nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Long

Xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD

Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), năm 2021, ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Giá cá tra nguyên liệu giảm thấp kéo dài từ năm 2019 làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất. Đại dịch Covid-19 đã làm chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra bị ảnh hưởng nặng nề.

Tại các tỉnh ĐBSCL, thời gian giãn cách xã hội kéo dài từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, vận chuyển con giống, thức ăn, cá nguyên liệu. Nhiều cơ sở nuôi thiếu người thu hoạch; một số nhà máy sản xuất thức ăn, nhà máy chế biến cá tra phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu; hoạt động vận chuyển quốc tế bị gián đoạn; tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Tại hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và năm 2022” diễn ra chiều nay, 9/12/2021, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thuỷ sản) cho biết: theo thống kê, hiện có 106 nhà máy chế biến cá tra có đăng ký xuất khẩu tại 5 tỉnh với số lao động ước khoảng 190 nghìn người.

Tính đến đầu tháng 9/2021, có 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại 5 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động (chiếm tỷ lệ 49%); số lao động phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng trên 70%.

Do thiếu công nhân và chia ca để phòng chống dịch bệnh nên tổng công suất các nhà máy chỉ khoảng 30- 40% so với trước khi giãn cách toàn vùng (đầu tháng 7/2021). Các tỉnh có số doanh nghiệp ngừng sản xuất nhiều nhất là Cần Thơ, Tiền Giang. Với những nhà máy đang sản xuất cầm chừng, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 20-30%, năng suất lao động giảm mạnh.

Sau khi triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến cơ bản đã được khôi phục.

"Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang tập trung mua cá size lớn từ 900 gr – 1,3 kg trở lên với giá từ 23.500 đồng – 24.000 đồng/kg. Sản lượng cá tra cả năm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỷ USD”, ông Cẩn nói.

Lo thiếu nguyên liệu chế biến

Năm 2022, ngành cá tra dự kiến diện tích thả nuôi trong năm đạt trên 5.200 ha; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.

Đánh giá về xu hướng, tình hình của năm 2022, ông Như Văn Cẩn thông tin thêm, diện tích thả nuôi cá tra trong tháng 7-9/2021 giảm khoảng 30-55% so với cùng kỳ năm 2020. Do đó, trong tháng 1-3/2022, khả năng có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến.

Xuất khẩu cá tra dự báo có nhiều khởi sắc trong năm 2021. 	Ảnh: N.Thanh
Ngành cá tra đặt mục tiêu xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD năm 2022. Ảnh: N.Thanh

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về quy định đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc và Lệnh số 249 về biện pháp quản lý giám sát an toàn thực phẩm xuất, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Các Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có thể sẽ có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh, trong đó có cá tra.

Đáng chú ý, đại diện Tổng cục Thủy sản phân tích, theo dự đoán của các nhà khoa học, dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2022 và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động logistics, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cá tra.

“Đối với nước ta, công tác kiểm soát dịch đã đạt kết quả bước đầu. Các địa phương, người dân, doanh nghiệp đã từng bước thích ứng, linh hoạt trong tình hình mới. Dịch bệnh tạo ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất cá tra điều chỉnh cơ cấu thị trường trong giai đoạn tới”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản nhấn mạnh.

Ông Trần Đình Luân lưu ý cần theo dõi sát diễn biến thị trường để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các quốc gia nhập khẩu, sẵn sàng xuất khẩu ngay khi có thời cơ; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm tiện lợi cho tiêu dùng, trọng lượng phù hợp với bữa ăn gia đình theo từng phân khúc thị trường…

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, trong trường hợp thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, cũng cần chú trọng xây dựng thị trường trong nước. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tham gia xây dựng thị trường trong nước nhưng so với tiềm năng còn hạn chế...

赞(85)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【1-1.5 là kèo gì】Thả nuôi giảm tới 55%, lo thiếu nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu