Xuất khẩu gỗ,ụchồivượtdựđoándoanhnghiệpgỗhoạtđộngtrêncôngsuấtỷ số trực tiếp 7m nội thất sẵn sàng phục hồi, bứt tốc sau đại dịch | |
Xuất khẩu gỗ vẫn tăng gần 31% bất chấp nhiều khó khăn | |
Chủ động nguồn nguyên liệu để đảm bảo xuất khẩu gỗ “về đích” 14 tỷ USD |
Mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ cả năm 2021 đạt 14,5 tỷ USD khá khả quan. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Phát biểu tại Hội nghị "Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức sáng nay 29/10/2021, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, từ quý 2/2021, Việt Nam hứng chịu làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4.
Đại dịch tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành gỗ Việt Nam cả về chuỗi cung xuất khẩu và chuỗi cung nhập khẩu.
Tuy nhiên, đến thời điểm này dịch Covid-19 đã cơ bản dần được kiểm soát ở các tỉnh, thành phố. Các tín hiệu cho thấy tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp ngành gỗ nhanh hơn dự đoán trong 2-3 tháng trước đây.
Ngay trong tháng 10/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, trong đó 131 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố có phiếu trả lời hợp lệ.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends thông tin, kết quả khảo sát cho thấy, ở thời điểm hiện tại, 67% doanh nghiệp hoạt động trên 70% công suất; 13% doanh nghiệp hoạt động từ 50% công suất trở xuống và 20% doanh nghiệp hoạt động từ 50-70% công suất. Các mô hình hoạt động chính của doanh nghiệp là “3 tại chỗ” chiếm 24%; “2 cung đường 1 điểm đến” chiếm 19% và mô hình khác chiếm áp đảo với 56%.
131 doanh nghiệp tham gia khảo sát có tổng số 43.537 người lao động. Trong đó, hiện tại tỷ lệ tiêm phủ vắc xin Covid-19 mũi 1 của các doanh nghiệp đạt 60%; mũi 2 đạt 29% và chưa tiêm chỉ chiếm 11%. Lượng chưa tiêm chủ yếu là một số doanh nghiệp nằm ngoài trung tâm và lao động tại các doanh nghiệp đã về quê.
“Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp phải đối mặt là ở khía canh y tế (chi phí xét nghiệm; môi trường lưu trú của người lao động và tiếp cận vắc xin); người lao động cũng như lưu thông hàng hoá”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.
Để tháo gỡ khó khăn, hầu hết doanh nghiệp kiến nghị chính quyền các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lao động.
Ở góc độ nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp mong muốn ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển trồng rừng gỗ lớn; đặc biệt là thống nhất quy trình lưu thông hàng hóa nhằm tránh tình trạng đứt gãy trong khâu vận chuyển cả về đầu vào lẫn đầu ra sản phẩm.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, từ tháng 10/2021, xuất khẩu ngành gỗ đã có sự tăng trưởng trở lại rõ rệt. Với đà phục hồi hiện tại, mục tiêu xuất khẩu toàn ngành cả năm đạt 14,5 tỷ USD khá khả quan.
Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là tiền đề để không khơi thông cho quá trình hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đã có những kế hoạch chiến lược để phục hồi sản xuất rất cụ thể, trong đó có lộ trình cho giai đoạn 3 tháng, cho giai đoạn 6 tháng và cho cả giai đoạn 12 tháng.
“Những tháng cuối năm, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ tạo điều kiện với những chính sách của nhà nước đã ban hành; thông qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, đặc biệt là Nghị quyết 128/NQ-CP”, ông Bùi Chính Nghĩa nói.
Tháng 8/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 895 triệu USD, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 37,7% so với tháng 7/2021. Tháng 9/2021 xuất khẩu đạt 774 triệu USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước và giảm 13,4% so với tháng 8/2021. Tháng 10/2021 xuất khẩu đạt 879 triệu USD, giảm 35,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng 13,5% so với tháng 9/2021. Tổng 3 tháng, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 33,4% so với cùng kỳ năm 2020. |