当前位置:首页 > Cúp C1

【kq cup brazil】Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Hết thời sử dụng tài sản công sai mục đích

trang 7

Các đơn vị sử dụng TSC phải phù hợp với chức năng,ậtQuảnlýsửdụngtàisảncôngHếtthờisửdụngtàisảncôngsaimụcđíkq cup brazil nhiệm vụ của mình.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải đã giới thiệu những điểm mới, cơ bản nhất của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC), đồng thời cho biết, Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng kế hoạch phục vụ cho việc triển khai thực hiện Luật vào ngày 1/1/2018.

Thay đổi tư duy trong quản lý, sử dụng TSC

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải cho biết, trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và các luật có liên quan, Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định 7 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng TSC. Trong đó, chú trọng tới việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng hoặc các hình thức trao quyền khác cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định, nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng TSC.

Đặc biệt, ngoài các quy định chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, Luật còn quy định việc quản lý, sử dụng TSC tại doanh nghiệp (DN). Theo đó, đối với tài sản do Nhà nước giao cho DN quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước trong đó, việc quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN.

Đối với TSC do Nhà nước giao cho DN quản lý không tính thành phần vốn nhà nước trong đó, Luật quy định một số nội dung quản lý để làm rõ quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, tránh sử dụng lãng phí, làm thất thoát tài sản. Song song với đó là các cơ chế để quản lý, sử dụng, phát triển nhóm tài sản này gồm: DN có trách nhiệm quản lý, sử dụng TS được giao đúng mục đích, công năng sử dụng; DN không được sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, góp vốn hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác. Kinh phí sửa chữa, bảo trì tài sản (nếu có) do DN bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; DN có trách nhiệm hạch toán, tính hao mòn tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ khai thác, xử lý TSC được sử dụng để chi trả cho các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước (NSNN).

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ việc quản lý và khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên. Theo đó, đối với đất đai, các hình thức khai thác nguồn lực tài chính gồm: Thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, thu thuế, phí, lệ phí liên quan... Đối với tài nguyên sẽ thu tiền cấp quyền khai thác; tiền sử dụng và tiền thuê tài nguyên; thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên.

Không có việc xây dựng Luật để hợp thức hóa sử dụng sai TSC

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính tại buổi công bố Luật, khi có nhiều ý kiến lo ngại Luật Quản lý, sử dụng TSC được ban hành nhằm hợp thức hóa việc các cơ quan, nhà nước hiện nay đang làm sai đối với TSC như cho thuê, mang tài sản đi liên doanh, liên kết không đúng với quy định.

Ông Thịnh cho biết, trong Luật mới quy định rất chặt các điều kiện được sử dụng tài sản để sử dụng vào các mục đích có tính chất kinh doanh. Nếu như trước đây chỉ có 4 điều kiện thì nay, đơn vị sử dụng TSC phải có đủ 8 điều kiện mới được sử dụng tài sản vào các mục đích đó, trong đó có những điều kiện ràng buộc rất chặt để các đơn vị không thể sử dụng TSC sai mục đích. Ví dụ như quy định phải sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, đúng công năng sử dụng tài sản, “cho nên sẽ không có chuyện mang TSC đi cho thuê để làm quán bia, mở trung tâm tiệc cưới... như báo chí đã nêu”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, Luật cũng quy định các đơn vị sử dụng TSC phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn các đơn vị sự nghiệp công lập như y tế được thực hiện hoạt động có tính chất kinh doanh nhưng chỉ trong lĩnh vực y tế. Tương tự với các lĩnh vực khác cũng như vậy.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các đơn vị sử dụng TSC không hết công suất lẽ ra phải bị thu hồi nhưng ở đây lại cho sử dụng vào việc khác? Ông Thịnh cho biết, trong Luật quy định cụ thể, trường hợp sử dụng tài sản không hết công suất theo quy định phải bị thu hồi. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý tài sản, có nhiều trường hợp đơn vị không sử dụng hết công suất của tài sản nhưng cũng không thể thu hồi. Ví dụ như hội trường, không phải lúc nào cũng có cuộc họp, hoặc 1 lớp học không thể học 24/24. Do đó, ngoài những lúc tài sản được sử dụng thì vẫn có những khoảng thời gian tài sản để trống, những trường hợp như vậy mới được sử dụng tài sản để kinh doanh, còn nếu thừa đương nhiên phải bị thu hồi....

Đối với trụ sở, nhiều ý kiến cho rằng, quy định khi xây dựng trụ sở mới phải trả lại trụ sở cũ nhưng lại không quy định thời gian sau bao lâu phải trả lại? Giải đáp cho câu hỏi này, ông Thịnh cho biết, trong Luật chỉ quy định về những trường hợp phải thu hồi và tổ chức thực hiện việc thu hồi đó như thế nào. Còn trình tự, thủ tục cụ thể, trong đó có việc quy định trong thời hạn bao lâu phải trả lại trụ sở cũ sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật.

Vân Hà

分享到: