Cụ thể,ệpthànhlậpmớiCầnchấtlượnghơnsốlượnhận định shakhtar donetsk tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm là 763.964 tỷ đồng, bao gồm: Số vốn đăng ký của DN đăng ký thành lập mới là 278.489 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của 7.893 lượt DN là 485.475 tỷ đồng.
Riêng vùng kinh tế Đông Nam Bộ vẫn đang dẫn đầu về số vốn đăng ký kinh doanh trong quý I với 131.781 tỷ đồng, chiếm 47,3%, kế tiếp là vùng Đồng bằng sông Hồng với 74.777 tỷ đồng, chiếm 26,9%, Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung với 36.088 tỷ đồng, chiếm 13,0%, Đồng bằng sông Cửu Long với 19.644 tỷ đồng, chiếm 7,1%, trung du và miền núi phía Bắc với 12.115 tỷ đồng, chiếm 4,4% và Tây Nguyên với 4.084 tỷ đồng, chiếm 1,5%.
Còn phân loại theo ngành nghề kinh doanh, các DN đăng ký mới chủ yếu ở các lĩnh vực như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 9.218 DN, chiếm 34,4%; xây dựng có 3.599 DN, chiếm 13,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.265 DN, chiếm 12,2%...
Bình luận về số lượng DN mới trong 3 tháng qua, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, nhiều DN mới được khai sinh là điều đáng mừng. Nhưng, số lượng DN hoạt động thực sự có hiệu quả lại quan trọng hơn, bởi trên thực tế, nhiều DN tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có lãi, song việc nộp thuế thu nhập DN lại không cao. Do đó, Nhà nước, bộ ngành hữu quan cần có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm hơn đến các DN mới tham gia thị trường.
Đồng tình với quan điểm trên, nhưng TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội vẫn tỏ ra lo lắng với con đường phía trước của các DN khi bước chân vào “thương trường”. Theo TS. Mạc Quốc Anh, các DN mới thành lập chủ yếu là nhỏ và vừa, có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn vay rất khó do các "rào cản" thủ tục của ngân hàng.
Còn theo phân tích của TS. Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, sở dĩ số lượng DN thành lập mới tăng nhanh trong thời gian qua là do những sửa đổi thông thoáng hơn ở hai bộ luật cốt tử với DN, là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Tuy nhiên, TS. Phan Đức Hiếu cũng chỉ ra một rào cản mới, đó là chi phí lao động của DN dự báo sẽ tăng khoảng 6,8% trong năm 2018, do việc tăng lương và các khoản phúc lợi khác mà DN phải đóng thêm cho người lao động. Điều này, sẽ kéo tỷ lệ DN có lợi nhuận giảm, dự báo có khả năng giảm từ 63,2% DN có lãi xuống chỉ còn 40,6% DN trong năm nay.
Gợi ý chính sách cho bài toán này, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành cần tiếp tục quyết liệt gỡ bỏ những rào cản ở khâu thực thi chính sách, cắt giảm triệt để những thủ tục hành chính đang “hành” DN từng ngày từng giờ.
"Một gợi ý khác là, hiện nay theo cơ cấu số lượng các hiệp hội ngành nghề đại diện cho DN là khá nhiều, nhưng trên thực tế, tiếng nói, vai trò của các tổ chức này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Do đó, thời gian tới, các hiệp hội DN ngành nghề cần có tiếng nói mạnh mẽ, xốc vào những vấn đề cụ thể, sát sườn, đề xuất những vấn đề nổi cộm để Chính phủ kịp thời ban hành những cơ chế chính sách tháo gỡ mới có thể thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của cộng đồng DN Việt được tốt hơn" - TS. Cấn Văn Lực cho biết thêm./.
Văn Nam