Đã nghe,a xuxếp hạng bóng đá châu âu đã đọc nhiều về cảnh sắc tuyệt đẹp ở Cao Bằng, nào hang Pắc Bó, hồ Thăng Hen, nào thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao... Nhưng quả thật, một chuyến mắt thấy tai nghe giữa mùa xuân mới thấy sự tuyệt vời của danh thắng và cũng thật buồn cho du lịch Việt Nam. Màu trắng xóa của nước và màu xanh của núi rừng làm cho thác Bản Giốc đẹp diệu kỳ Du khách Việt chuẩn bị theo bè vào sát chân thác Cao Bằng vào dịp mùa xuân rất đẹp, đất trời đẹp như một bức tranh. Du khách phải chịu cảnh mưa rừng, sương trắng, rồi vùi mình trong những cơn gió rét tê tái, đường đất đỏ lầy lội. Pắc Bó huyền ảo Đến Pắc Bó rồi, cảm giác như vẫn còn đây bóng hình Bác Hồ đang ngồi câu cá bên bờ suối. Hiếm có dòng suối nào chảy ra một dòng nước trong xanh và phẳng lặng đến thế. Suối ấy được Người đặt tên là suối Lênin. Từng đàn cá bơi lội dưới nước nhìn thấy rõ từng con một. Anh bảo vệ khu di tích vừa rải thức ăn xuống suối, hàng đàn cá phi tới ngoi lên mặt nước đớp mồi. Có những con cá chuối, cá chép cỡ 2-3kg hồng hồng, nâu nâu... nhìn đã mắt. Anh bảo vệ vui vẻ cho biết ban quản lý di tích đã có quy định rất rõ ràng đó là nghiêm cấm đánh bắt cá ở suối Lênin. Theo anh, những đàn cá ở đây thiêng và lạ lắm, dù mùa mưa con nước lớn nhưng đàn cá vẫn chỉ quẩn quanh ở suối chứ chẳng đi nơi khác. Du khách như mê mẩn khi đi dọc con suối trong xanh, cổ kính và được nhìn ngắm những đàn cá tung tăng bơi lội. Đường vào hang Cốc Bó nơi Bác Hồ sống từ tháng 2 đến cuối tháng 3-1941, du khách bước qua đúng 79 bậc đá rêu phong cổ kính. Trong hang Cốc Bó chỉ có mỗi chiếc phản gỗ để Bác ngủ. Ở Pắc Bó có cột mốc 108 nơi Bác đã vượt qua để trở về với Tổ quốc sau đúng 30 năm đi tìm đường cứu nước. Khu lán bán hàng của người Việt dưới chân thác Bản Giốc Chút bình yên hồ Thăng Hen Đài sen tuyệt sắc trong động Ngườm Ngao
90km từ Cao Bằng đến Bản Giốc còn gian nan hơn gần 300km từ Hà Nội lên nhiều. Thử thách đầu tiên cho những tay xế là chinh phục đèo Mã Phục, tiếp đến là đèo Khau Liêu, rồi đến những cung đường nhựa đã bị hỏng... Từ trên đỉnh núi, đoàn người bất chợt ồ lên sung sướng vì phía xa xa đích thực là thác Bản Giốc rồi. Những con nước trắng xóa tầng tầng lớp lớp đổ từ thượng nguồn xuống dòng sông Quây Sơn. Cột mốc 836 được cắm từ năm 2001 phân định ranh giới Việt - Trung. Dòng nước trắng xóa đổ từ độ cao 30-40m xuống thẳng hồ nước dưới chân thác. Dòng nước trong xanh kỳ diệu đổ ra dòng Quây Sơn cũng chính là đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt - Trung. Hai bờ dòng Quây Sơn là hai bến bè tre du lịch của hai nước với bè mái xanh của Việt Nam, còn bè mái xám của Trung Quốc. Chị Lanh, một người ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, bán đồ ăn và quà lưu niệm ở đây nói: “Thác Bản Giốc mùa nào cũng rất đẹp, nhưng đặc biệt mùa hè nước nhiều sẽ thấy hết vẻ hùng vĩ”. Nhìn sang bên kia biên giới, bêtông kiên cố hóa toàn bộ đường xuống bến bè, khu phục vụ ăn uống và nghỉ ngơi rất bề thế, có cả lầu vọng cảnh để ngắm thác từ xa... Còn phía Việt Nam, đường từ bãi gửi xe xuống thác gần 1km vẫn là đường ruộng. Tìm nhà nghỉ và quán ăn ở Bản Giốc có lẽ là chuyện khó nhất ở đây. Cách tốt nhất là phải chuẩn bị đồ ăn nhẹ hoặc cố nhịn đói đi 25km ra thị trấn Trùng Khánh mới có hàng quán, nhà nghỉ. Chính vì thế dự án khu nghỉ dưỡng của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) vừa công bố xây dựng sẽ là niềm mong đợi lớn nhất của những du khách muốn lên đây tham quan.
(Theo TTO) |