当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả austin fc】Còn nghi ngại nhau 正文

【kết quả austin fc】Còn nghi ngại nhau

2025-01-26 01:57:47 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:252次

con nghi ngai nhau

Tiếp cận vốn vẫn là bài toán khó với nhiều DN. Ảnh: Danh Lam

Xác định giá trị tài sản còn bất cập

Nhận xét số vốn ngân hàng cho DN vay thực tế có cao hơn trước đây,ònnghingạkết quả austin fc do cung lớn hơn cầu, ngân hàng dồi dào nguồn vốn, nhưng Ông Tạ Văn Quả, Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Thành Quả cho biết: Trên thực tế, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn rất khó khăn. Khó khăn trước hết phải kể đến là DN phải có tài sản thế chấp và việc xác định giá trị tài sản còn nhiều bất cập. Các ngân hàng thường sợ nợ xấu, rủi ro, vì vậy khi xác định giá trị tài sản thế chấp thì ngân hàng thường đánh giá giá trị tài sản rất thấp.

con nghi ngai nhau
Thời gian qua hệ thống ngân hàng đã tổ chức khoảng 120 cuộc tiếp xúc trên 63 tỉnh, thành của cả nước. Ở nhiều thành phố như TP.HCM đã tổ chức tiếp xúc DN đến tận cấp phường và đến tận các hộ kinh doanh. Qua đó, trong 9 tháng các ngân hàng đã cho vay mới đối với các đối tượng được hơn 105.000 tỷ đồng.
con nghi ngai nhau

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

“Số tiền ngân hàng cho DN vay cao hơn trước, nhưng trên thực tế mối quan hệ giữa hàng và tiền lại chưa rõ rệt, do việc đánh giá giá trị chưa có những định chế, chế tài mang ý nghĩa số học. Đơn cử, hàng hóa NK khi về đến kho của DN thì trị giá của lô hàng đã khác nhiều so với trị giá trên tờ khai hải quan, vì nó đã bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng khi NK mà DN phải nộp ngay khi làm thủ tục NK. Bên cạnh đó là chi phí vận chuyển. Như vậy, khi ngân hàng định giá giá trị lô hàng để cho vay, nghiễm nhiên phải tính cả các yếu tố này vào giá trị của lô hàng, rồi nhân với tỷ lệ % được vay, chứ không phải giá trị như trên tờ khai nữa. Nhưng thực tế ngân hàng không làm như vậy”, ông Tạ Văn Quả phản ánh.

Về khó khăn của DN, ông Chu Văn Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Anh - Anh Mỹ cho biết, hiện nay DN gặp khó khăn khi thị trường, phương án sản xuất kinh doanh, công nghệ DN đã có sẵn, chỉ thiếu mỗi nguồn vốn đổ vào để vận hành, nhưng không dễ dàng để vay được vốn. “Thời gian qua chúng tôi làm thủ tục vay vốn ở Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Quân đội (MB), nhưng đến phút cuối lại gặp trục trặc do cơ chế của ngân hàng hiện nay rất khó khăn. Đơn cử, phía MB đã đồng ý cho vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo. Chúng tôi phải nhờ bên thứ 3 để đảm bảo cho khoản vay, nhưng ngân hàng yêu cầu chỉ bên vay mới được sử dụng 100% khoản vay, trong khi bên thứ 3 cũng có nhu cầu sử dụng một phần vốn. Vì vậy, gần đến ngày giải ngân nhưng vẫn phải dừng lại”.

Khẳng định việc vay vốn ngân hàng rất khó, ông Lưu Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dự án Công nghệ Nhật Hải dẫn chứng: Trước đây hồ sơ vay vốn chỉ có 5 loại giấy tờ, hiện nay có thêm nhiều loại giấy tờ khác mà theo tôi là những loại giấy tờ không có ý nghĩa về mặt pháp lý, về mặt thuận lợi cho công việc kinh doanh, mà chỉ làm cho DN chán, không muốn vay. Ngân hàng mong muốn tăng trưởng tín dụng, nhưng lại quá chặt chẽ, khắt khe khi cho vay.

Phải tìm được tiếng nói chung

Đây cũng chính là nghịch lý đang tồn tại, trong khi ngân hàng đang dư giả vốn, muốn cho vay, nhưng vì phải chịu trách nhiệm với khoản cho vay, hay nói khác đi là nhìn đâu cũng thấy nợ xấu, vì vậy họ ra sức siết chặt tín dụng, dẫn đến bất đồng quan điểm với DN. Mặt khác, Nhà nước muốn ngân hàng cho vay nhưng không có sự bảo lãnh nào thì ngân hàng không dám cho vay. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thế giằng co “trên đe dưới búa” ấy, ngân hàng phải giữ phần chắc cho mình, đẩy phần khó về DN.

“Các ngân hàng nước ngoài chỉ cần DN có phương án kinh doanh tốt là đã đủ điều kiện để vay, không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo, vì phương án kinh doanh tốt mới là cái cho ra lợi nhuận. Ngân hàng phải thẩm định phương án, cùng DN giám sát dòng tiền và như thế DN mới giữ được vốn, sinh lời và phát triển. Nhưng ngân hàng bây giờ toàn “cầm đằng chuôi”, đẩy DN vào thế yếu”, đại diện Tập đoàn Thiên Anh - Anh Mỹ nhận xét.

Kiến nghị về giải pháp thúc đẩy tín dụng đến với DN, ông Lưu Hải Minh cho rằng “ngân hàng phải phân định được thế nào là DN nên cho vay và DN nào không nên cho vay. Nếu đã xác định được DN nào nên cho vay thì tập trung cho vay, DN nào không nên thì không bao giờ cho vay nữa, đừng để phải đảo nợ, gây ra rủi ro. Đấy mới là cái tốt. Không nên giữ vốn khư khư, vì đến lúc nào đó ứ vốn thì ngân hàng cũng chết mà DN cũng chết. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các Hiệp hội DN. Ở nước ngoài tiếng nói của các Hiệp hội rất được coi trọng, nhưng ở ta thì ngược lại”, ông Minh kiến nghị.

Theo ông Chu Văn Bình, nếu Ngân hàng Nhà nước không đứng ra hỗ trợ thì các DN sẽ chết dần, chất xám và trí tuệ sẽ chảy vào các DN FDI và DN sẽ không còn sức cạnh tranh với DN FDI ngay trên đất nước mình. Ngân hàng và DN không có quan điểm chung, còn nghi ngại nhau thì kinh tế không phát triển được, DN không phát triển được. Hai bên phải dàn xếp để tìm được tiếng nói chung, cùng có lợi và cùng nhau phục hồi phương án của các DN đang vướng mắc, nếu không DN sẽ thui chột mà thôi.

Mới đây, trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tiếp cận vốn vay của DN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng mặc dù có những cơ chế chính sách đưa ra, nhưng quá trình triển khai thực tế còn muôn hình vạn trạng. Hiểu rộng ra, đây cũng là lời giải thích cho việc đâu đó còn có nhiều nơi gây khó khăn cho DN, là nguyên nhân dẫn đến nhiều DN chưa tiếp cận được vốn vay.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30-9-2014, tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống tăng 10,73%, huy động vốn tăng 11,01% (trong đó huy động bằng VND tăng 12,37%, huy động bằng ngoại tệ tăng 2,78%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các TCTD tiếp tục được đảm bảo và dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm và ổn định ở mức thấp.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜