【kq belarus】Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 tại thành phố San Francisco, Mỹ có gì đặc biệt?
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:07:33 评论数:
Xây dựng các mục tiêu chung trước Tuần lễ Cấp cao APEC vào tháng 11 Chủ tịch nước sẽ tham dự Tuần lễ APEC kết hợp hoạt động tại Hoa Kỳ |
Tuần lễ Cấp cao APEC khai mạc tại San Francisco
Từ ngày 11-17/11/2023,ầnlễCấpcaoAPECtạithànhphốSanFranciscoMỹcógìđặcbiệkq belarus Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023 sẽ diễn ra tại thành phố San Francisco, bang California (Mỹ).
Theo Ban Tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2023, đây là diễn đàn kinh tế khu vực thành lập năm 1989 nhằm thúc đẩy sự kết nối ngày càng tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC là nền tảng hàng đầu để Mỹ thúc đẩy các chính sách kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, công bằng và rộng mở, đồng thời hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện.
Theo Ban Tổ chức APEC 2023, việc chọn San Francisco làm địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC năm nay phản ánh ưu tiên của Diễn đàn năm nay, đó là “Kết nối, Sáng tạo và Bao trùm”.
Có vị trí địa lý nằm bên bờ Thái Bình Dương, San Francisco đã trở thành “cây cầu” kinh tế văn hóa kết nối giữa Mỹ và châu Á, với một phần ba dân số là người Mỹ gốc Á. Bên cạnh đó, San Francisco không chỉ có Tổng sản phẩm nội địa lớn (501 tỷ USD), khu vực kinh tế lớn thứ tư nước Mỹ, mà còn là một trung tâm kinh tế lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ước tính, giao dịch thương mại hai chiều giữa thành phố này và các nền kinh tế APEC hàng năm hiện đã lên tới 100 tỷ USD.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại thành phố San Francisco, Mỹ |
Đồng thời, San Francisco có kết nối đa dạng và sâu sắc với APEC qua các thành phố kết nghĩa, thiết lập Tổng lãnh sự quán, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa. Và cuối cùng, Vịnh San Francisco là nơi đặt trụ sở của các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới và “cái nôi” của ngành công nghiệp sáng tạo, tiên phong toàn cầu.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 gồm rất nhiều các hoạt động gồm: Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 30 (17/11); Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (15 - 16/11); Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (16/11); Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời (16/11); Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 34 (14 - 15/11); Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 (12 - 13/11); Hội nghị Tổng kết các Quan chức cao cấp APEC (11 - 12/11); Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 30 sẽ thảo luận về chủ đề “Kết nối và các nền kinh tế tự cường và bao trùm”.
Cùng với đó là Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 34 gồm các phiên họp với chủ đề về “Xây dựng khu vực tự cường và kết nối để tăng cường thịnh vượng kinh tế bao trùm” và “Kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo vì tương lai bền vững và bảo đảm tương lai bình đẳng và bao trùm cho tất cả mọi người”; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính lần thứ 30 gồm các phiên họp tập trung vào “Tình hình tài chính và kinh tế thế giới và khu vực”, “Mô hình kinh tế trọng cung hiện đại”, “Tài chính bền vững” và “Tài sản số”.
Việt Nam tham dự và có nhiều hoạt động quan trọng
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và kết hợp các hoạt động song phương tại Mỹ ngày 14-17/11 theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thông tin về ý nghĩa chuyến đi của Chủ tịch nước, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cho biết, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn APEC năm nay cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng. Việt Nam là một thành viên rất tích cực, trên thực tế Việt Nam đã 2 lần đăng cai Chủ tịch APEC.
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp, sáng kiến thúc đẩy tiến trình APEC và việc tham gia của Việt Nam cũng thể hiện sự ủng hộ đối với các nguyên tắc, các tiến trình của APEC. Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng với các nước thành viên để đưa tiến trình này phát triển hơn nữa, bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững và đem lại những cơ hội mới, thuận lợi mới và đặc biệt là điều kiện để khắc phục những khó khăn, bất cập hiện nay, những bất ổn, thách thức do tình hình thế giới đang rất phức tạp đặt ra.
"Việc tham dự APEC năm nay tại Mỹ cũng là một cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhân dịp dự APEC, Chủ tịch nước và đoàn cũng có rất nhiều hoạt động tại San Francisco, gặp gỡ các giới chính quyền của Mỹ cũng như là các học giả, các doanh nghiệp của Mỹ để triển khai các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được khi quyết định nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện” - Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho hay.
Tham dự của đoàn Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự kiến sẽ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 30 (17/11), Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (16/11), Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời (16/11) và phát biểu dẫn đề tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (15/11).
Dự kiến, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế ngày 14 - 15/11 và tháp tùng Chủ tịch nước dự Hội nghị cấp cao và các hội nghị liên quan từ ngày 15 - 17/11. Lãnh đạo Bộ Tài chính sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ngày 12-13/11 và tháp tùng Chủ tịch nước dự Hội nghị Cấp cao và các Hội nghị liên quan từ ngày 15 - 17/11. Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tham dự Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (16/11) và Hội nghị Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) (11 - 13/11). Đại diện Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị Tổng kết các quan chức cao cấp APEC (11 - 12/11).
Cùng với đó, Đoàn Việt Nam sẽ tham dự tất cả hoạt động lớn của Tuần lễ Cấp cao, tiếp xúc rộng rãi các đối tác quan trọng trong APEC và các tập đoàn doanh nghiệp lớn ở khu vực.