Cuối tháng 5 đến đầu tháng 9 giá mủ cao su giảm sâu,ủcaosuđangấmdầbongdaso ty le keo giá thấp nhất nông dân bán được vào cuối tháng 8 là 380-390 đồng/độ, giảm hơn 50% so với đỉnh giá của năm 2011. Giá mủ rơi thẳng đứng đã gây tâm lý chán nản không muốn đầu tư phân bón cho cao su trong mùa mưa và ảnh hưởng tâm lý lo lắng của các doanh nghiệp, công nhân cao su. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân giá mủ cao su Việt Nam giảm do nhu cầu cao su thiên nhiên sản xuất săm, lốp giảm mạnh bởi ảnh hưởng nợ công ở Châu Âu, kinh tế Mỹ khủng hoảng chưa có dấu hiệu phục hồi. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc liên tục sụt giảm làm giá giao dịch kỳ hạn trên thị trường Tocom giảm, ảnh hưởng giá mủ cao su trong nước, bởi cao su hiện nay không phải là mặt hàng thiết yếu. Một nghịch lý là trước đây giá mủ cao su luôn tăng tỷ lệ thuận với giá dầu thô nhưng nay giá dầu tăng mà giá mủ cao su thiên nhiên vẫn giảm. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các nhà sản xuất xăm lốp ô tô đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cao su thiên nhiên và có xu thế quay trở lại với cao su nhân tạo. Từ ngày 12-9, giá mủ cao su bắt đầu ấm dần lên đến ngày 19-9, nông dân ở Lộc Ninh đã bán được 500 đồng/độ (bán tại vườn) tương đương 50 triệu đồng/tấn mủ quy khô. Giá mủ tăng, người trồng cao su và doanh nghiệp đã bớt lo lắng trước thị trường giá mủ bất ổn trong suốt hơn 3 tháng qua. Giá mủ cao su ấm dần lên nhờ 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia - Hội đồng cao su quốc tế cam kết cắt giảm 300.000 tấn mủ cao su xuất khẩu để phục hồi giá, cứu vãn tình thế thị trường mất cân bằng, cung lớn hơn cầu. Giá mủ cao su đang ấm dần lên nhưng trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi thì giá cao su trong những tháng cuối năm (thời điểm sản lượng mủ tăng cao nhất trong năm) cũng như các nông sản khác rất khó nhận định tăng hay giảm. P.H |