Thức uống của người Hỏa Lựu - Vị Thanh khá đa dạng,ứcuốngcủavngđấtVịtỉ lệ kèo.com do sự phong phú của các loại cây trái. Thức uống ngoài chức năng để giải khát khi lao động, còn mang giá trị thưởng thức, giao tiếp và mang ý nghĩa sâu xa như cửa miệng dân gian: “Khách tới nhà không trà thì rượu!”.
Rượu khóm được chế biến từ loại khóm trồng tại vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu.
Qua nhiều thời kỳ lịch sử, việc uống trà thành thói quen, sở thích của người phương Nam nói chung, bao gồm cả Vị Thanh. Bởi hương vị nước trà, làm cho trí óc con người sảng khoái, minh mẫn. Dù đất đai nơi đây không trồng được trà, nhưng đã có nguồn cung từ miệt trên đưa về. Trong các kinh, rạch, ghe hàng lúc nào cũng có bán trà gói, trà sợi.
Thời Pháp thuộc, người ta hay chuộng uống trà Thái Nguyên. Sau này, là trà Bảo Lộc (Đà Lạt). Ăn cơm xong, phải uống trà để tráng miệng “bán mùi cơm, canh”. Sáng dậy sớm, trước khi ra đồng, nhà nông pha trà nhấp nháp thưởng thức vị đắng, hương trà. Trong gia đình, để tỏ việc quan tâm, cung kính, dâu - con thường pha trà, rót trà mời ông, bà, cha, mẹ và khách đến nhà.
Giai đoạn kháng chiến, cán bộ địa phương vùng giải phóng lân cận, hoạt động bí mật cũng hay dùng cách uống trà để nghiền ngẫm, trao đổi với nhau về tình hình, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, người thích uống trà thường là người cao tuổi; còn người trẻ hay uống nước lạnh, nước mưa. Lắm khi đang lao động ngoài ruộng, gặp lúc khát vẫn có thể uống nước đìa, nước mương, nước vũng...
Giống như nhiều địa phương khác, người Hỏa Lựu - Vị Thanh biết nấu rượu từ xa xưa; chủ yếu nấu bằng gạo, còn gọi rượu đế, khá phố biến. Thỉnh thoảng cũng nấu rượu ngon từ nguyên liệu nếp, có nồng độ khá cao và ngon, nhưng hay bị thất (ra rượu không nhiều). Xóm, ấp nào cũng đều có “lò rượu”, bởi tính hữu ích, vừa có rượu sử dụng hoặc bán; vừa có bã hèm dùng nuôi heo.
Vào giai đoạn khó khăn về lúa, gạo, người địa phương cũng biết tìm tòi nguyên liệu thay thế, nấu thành rượu chuối hột, rượu đậu nành, rượu khóm, riêng rượu cồn (từ bọt đường mía) khá nguy hiểm cho người dùng. Trong các lễ nghi gia đình, không thể thiếu rượu, bởi dân gian quan niệm “Vô tửu bất thành lễ”! (không có rượu, không đủ lễ nghi).
Trong lễ cưới, nhà trai luôn bưng theo khay rượu. Vị chủ lễ rót rượu mời, trước khi trình bày nội dung. Hai bên thông gia nhấp chút rượu, tỏ tình sơ giao. Cô dâu, chú rể mang khay rượu rót mời, ra mắt quan viên hai họ.
Uống rượu thành tập quán quen thuộc, lâu đời; một lối giao tiếp - giải trí xóm làng tốt đẹp, nếu chỉ uống chừng mực. Lại có nhiều người uống nhiều trở nên “ghiền”, gây tác hại sức khỏe. Một số người uống rượu sinh ra “mất nết”, làm mất an ninh, trật tự công cộng, gây đổ vỡ.
Từ thời Pháp thuộc, cà phê còn là thức uống quen thuộc của người Vị Thanh tại khu vực phố, chợ. Các quán nước của người Hoa thường bán hủ tiếu, cùng các loại cà phê đen, cà phê sữa hay sữa bò nóng... Dần dần thêm các loại nước giải khát lạnh có pha nước đá, như xi rô, xá xị, nước cam...
Đến thập niên 60 (thế kỉ XX), Vị Thanh - Hỏa Lựu bắt đầu phổ biến loại cà rem cây (kem), nước ngọt đóng chai, giới trẻ rất thích ăn, thích uống; những người khá giả mới dám nhậu bằng “la-ve” (bia), từ Cần Thơ đưa về. Sau năm 1975, nhất là qua thời đổi mới, nhiều quán cà phê mọc lên ở nông thôn. Nhà nông từ đó quen dần với vị đắng cà phê, vị ngọt của sữa bò. Trẻ con, thanh niên thích nước ngọt đóng chai.
Sang thời hiện đại, các loại thức uống mới xuất hiện nhiều thêm, nhất là bia chai, bia lon. Nếu thời trước, người đi đám giỗ chỉ mang 1 chai rượu đế 3 xị thì sau này, khách đi bằng thùng bia, bằng bao thơ (tiền). Cá biệt, có người đi bằng rượu Tây. Điều đáng mừng là nguồn nguyên liệu mía, khóm dồi dào, đã được chế biến thành thức uống trên thị trường. Ngoài phố chợ, đi đâu cũng có xe nước mía ép bán. Riêng loại nước khóm hứa hẹn sẽ trở thành thức uống, mang thương hiệu “Cầu Đúc - Vị Thanh”.
Về cung cách ăn uống của người Vị Thanh, có thể thấy là “ăn to, nói lớn”, “ăn mặn, uống đậm”. Ăn to, kiểu cách ăn nguyên con, nguyên miếng, nguyên khúc, ít chịu giẽ ra từng miếng nhỏ, vậy mới ngon. Tính cách này, có nguồn gốc từ xưa, các lớp người khẩn hoang thường ăn miếng lớn nhiều đạm dinh dưỡng cao, để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, ở đây thực phẩm dư thừa.
Bên cạnh việc ăn uống, người Vị Thanh xưa cũng có tục ăn trầu, dần chỉ còn phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Đàn ông, thanh niên thường hút thuốc lá (thuốc rê). Về sau, mới dùng thuốc điếu trong gói. Dân phố chợ Vị Thanh trước năm 1975, làm quen thuốc gói Mỹ hoặc các hãng thuốc lá Sài Gòn đưa về.
Trong quá trình cộng cư lâu đời, việc giao thoa văn hóa trong ẩm thực của các cộng đồng dân tộc là đương nhiên. Vì vậy, các món ăn, thức uống cũng dần chuyển hóa giống nhau, nhưng vẫn tùy theo khẩu vị của mỗi dân tộc mà có cách chế biến riêng.
VỊ THANH