【xem bang xep hang ngoai hanh anh】Nâng tỉ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp: “Mở khóa” cơ hội vào chuỗi cung ứng

时间:2025-01-25 20:33:56 来源:Empire777
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công nghiệp chế biến,ângtỉlệnộiđịahoángànhcôngnghiệpMởkhóacơhộivàochuỗicungứxem bang xep hang ngoai hanh anh chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt Bảy tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp có nhiều điểm sáng Tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ôtô: Chưa đạt mục tiêu

Nhận diện điểm nghẽn

Dù đã có định hướng mũi nhọn tập trung vào các ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghệ cao; công nghiệp vật liệu, luyện kim… song thực tế, hầu hết các ngành vẫn đang gặp khó khăn trong phát triển. Các chuyên gia cho rằng, nội tại của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa thể hấp thụ được cơ hội khi các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; cùng đó, cơ chế hỗ trợ chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Nâng tỉ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp: “Mở khóa” cơ hội vào chuỗi cung ứng
Tăng tỉ lệ nội địa hoá đang trở thành một trong những chiến lược quan trọng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang theo đuổi. Ảnh: BD

Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt, đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như điện - điện tử, dệt may, da giày, số lượng doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 20% trên tổng số doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực hạ nguồn để tận dụng các ưu đãi về thuế và các chi phí đầu vào như nhân công giá rẻ và các yêu cầu về môi trường, lao động chưa quá cao của Việt Nam.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) thẳng thắn chỉ ra, thời gian qua, việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất công nghiệp chủ yếu đến từ khu vực các doanh nghiệp FDI chứ không phải các doanh nghiệp nội địa; chưa tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của việc kết nối giữa khu vực kinh tế với các địa phương để tạo ra các chuỗi sản xuất công nghiệp.

"Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu về giá, chất lượng, và tiến độ giao hàng. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị lớn”- Cục Công nghiệp chỉ ra.

Đơn cử như ngành điện tử, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho hay, được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp FDI.

Bà Hương nêu thực tế căn bản là tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, nhưng mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp.

Hay như ngành ô tô là ngành công nghiệp tích hợp nhiều phân ngành như cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ vật liệu, đòi hỏi trình độ công nghệ cao… nhưng hầu hết doanh nghiệp nội địa chưa thể đáp ứng được.

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhìn nhận, cả nước hiện có 377 doanh nghiệp ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Số lượng nhà sản xuất, cung ứng trong nước cho ngành công nghiệp ô tô còn khá khiêm tốn. Tổng số sản phẩm trong ngành này là 1.221, trong đó đa số là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị của một chiếc ô tô.

Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 - 55% vào năm 2030 nhưng con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%; thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra và so với các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

“Mở khóa” cơ hội vào chuỗi cung ứng

Tăng tỉ lệ nội địa hoá đang trở thành một trong những chiến lược quan trọng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang theo đuổi.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, để thu hút và tận dụng FDI hiệu quả, Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa hợp tác, cung cấp sản phẩm phụ trợ cho doanh nghiệp FDI với giá rẻ hơn. Như vậy, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu giữ chân ông lớn FDI, phát triển doanh nghiệp nội địa, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa.

"Tôi cho rằng cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp trong nước. Từ đó, phát triển được các tập đoàn lớn trong nước đủ sức dẫn dắt. Do đó, muốn phát triển cần sớm ban hành thêm chính sách hỗ trợ", ông Toàn nói.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kết nối với các tập đoàn đa quốc gia để tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung cấp cho các tập đoàn này tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài; triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, vận hành hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, triển khai xây dựng các Trung tâm Kỹ thuật (trên cơ sở tham khảo mô hình của Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, cơ khí nói riêng để nâng cao năng lực về kỹ thuật, quản trị, đáp ứng yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các ngành dự kiến được xác định trọng điểm sẽ là công nghiệp hỗ trợ cho các ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghệ cao; công nghiệp vật liệu, luyện kim; công nghiệp cơ khí; công nghiệp điện tử; công nghiệp thực phẩm, sinh học…

Có thể thấy Việt Nam đang có nhiều cơ hội “mở khóa” để các doanh nghiệp nội địa cung cấp chuỗi giá trị cao cho các nhà công nghiệp quốc tế và tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao trong thời gian tới. Nhất là khi Việt Nam đang nổi lên như điểm sáng trong các lĩnh vực đầu tư mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, và công nghiệp công nghệ cao.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực khẳng định thế mạnh của mình, đảm bảo có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và đổi mới hiệu quả để bước chân vững chắc vào chuỗi cung ứng ngoại chất lượng cao. Chỉ khi đạt được mức nội địa hoá cao hơn, ngành công nghiệp Việt Nam mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Theo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp và có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, việc phát triển nền công nghiệp tự chủ và gia tăng tỉ lệ nội địa hoá trong toàn ngành công nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
推荐内容