【bóng đá ngoại hạng anh hôm qua】Kế sâu rễ bền gốc
Theếsâurễbềngốbóng đá ngoại hạng anh hôm quao đó, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được giảm 15% tiền thuê đất của năm nay.
Cũng liên quan đến đất, hồi tháng 4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41 gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, để hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Cùng với các chính sách về đất đai, còn là hàng loạt chính sách khác mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 đã nhấn mạnh yêu cầu ngành phải tính toán các biện pháp mạnh mẽ hơn để tiếp tục kích thích phát triển sản xuất.
Khen ngợi Bộ Tài chính thời gian qua đã có đề xuất được những chính sách rất hợp lòng dân, Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục đề xuất cụ thể về các gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định. Cùng đó, ngành Tài chính tham mưu cho các địa phương các giải pháp về thuế, phí hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Lo lắng trước cảnh, "doanh nghiệp thực sự gặp nhiều khó khăn", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: “trong thu nội địa, số thu từ 3 khu vực kinh tế đều đạt thấp”. Người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định, mặc dù đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020, nhưng Chính phủ vẫn triển khai nhiều biện pháp chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của Chính phủ cũng như ngành Tài chính là phải chung tay chia sẻ khó khăn với người nộp thuế, để nuôi dưỡng nguồn thu.
Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội giảm thuế, phí và lệ phí chứ không chỉ dừng lại ở các chính sách gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất như Nghị định 41. Giảm chi phí đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp, người kinh doanh cầm cự, vượt qua khó khăn trước mắt, duy trì sản xuất và việc làm cho người lao động.
Các chính sách này có thể khiến số thu ngân sách năm nay hụt hàng chục nghìn tỉ đồng, gây áp lực lên cân đối ngân sách trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, theo kinh nghiệm của Bộ Tài chính, chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tăng tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng nộp thuế cho ngân sách nhà nước những năm sau. Hơn thế nữa, khu vực doanh nghiệp này còn góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và ổn định xã hội. Đây là lợi ích lâu dài và bền vững.
Dốc sức vì người dân và doanh nghiệp, mong muốn lớn nhất lúc này của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng là: “người dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ với Nhà nước. Với Việt Nam, việc điều hành chính sách tài chính nói chung, chính sách thuế nói riêng phải rất đặc biệt và đang là thách thức lớn, là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn của Chính phủ, của Bộ Tài chính trong năm 2020 và cả những năm tới”.
“Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”, đó là câu nói của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn từ hơn 7 thế kỷ trước.
Giờ đây, đối phó với đại dịch Covid- 19, không khác gì trong một cuộc chiến và Chính phủ đang tiếp tục triển khai các giải pháp khoan thư sức dân.
Đoàn Trần