当前位置:首页 > World Cup

【kết quả siêu cúp】Thị trường bán lẻ sôi động trở lại, lạm phát được kiềm chế

Tổng mức bán lẻ tăng hai con số

Theịtrườngbánlẻsôiđộngtrởlạilạmphátđượckiềmchếkết quả siêu cúpo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, từ đầu 10 tháng đầu năm 2022 đến nay, mặc dù thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng…) có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới, tuy nhiên thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi.

Thị trường bán lẻ sôi động trở lại, lạm phát được kiềm chế

Thị trường bán lẻ sôi động trở lại, lạm phát được kiềm chế. Ảnh: TL

Riêng mặt hàng xăng dầu, để bình ổn thị trường, hạn chế tác động khi giá xăng dầu biến động tăng giảm với biên độ lớn, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cũng cho thấy, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 10 đạt 486.364,8 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng 9/2022.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 1,2%, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình và lương thực, thực phẩm (tăng 1,3-2,1%), riêng nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 2,6%. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch đều giảm tương ứng 2,1% và 8,6%. So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 10 tăng 17,1% (tháng 10 năm 2021 giảm 6,7% do ảnh hưởng của dịch Covid-19).

Với kết quả nêu trên, ước tổng mức bán lẻ 10 tháng của năm 2022 đạt hơn 4.643.574 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021 (10 tháng năm 2021 giảm 5,1% so cùng kỳ)…

Nhiều chương trình khuyến mại dịp cuối năm

Bình luận về chỉ số lạm phát trong những tháng qua trong bối cảnh hoạt động tiêu dùng phục hồi, chuyên gia tài chính, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các giải pháp của Chính phủ, bộ, ngành đã phát huy tác dụng, chỉ số lạm phát cả năm được khống chế ở khoảng 4%. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mục tiêu này cơ quan chức năng cần có sự chuẩn bị bảo đảm nguồn cung, tăng lượng hàng hóa phục vụ cho người dân, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu, thường chịu tác động bởi giá thế giới và là nguyên nhân chính có thể gia tăng chỉ số lạm phát.

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 10/2022 tăng 0,45% so với tháng 9/2022, tăng 4,47% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 10 tháng năm 2022 lạm phát cơ bản tăng 2,14% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,89%).

Về giải pháp trọng tâm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2022, đại diện Bộ Công thương cho biết, trong bối cảnh quốc tế có những yếu tố thuận lợi, nhưng cũng còn nhiều khó khăn thách thức đối với hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian tới, Bộ Công thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường tài chính, tiền tệ và thị trường hàng hóa để chủ động các giải pháp nhằm kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế. Theo dõi sát diễn biến thị trường, chú trọng tuyên truyền về tình hình cung cầu, giá cả để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp.

Thị trường bán lẻ sôi động trở lại, lạm phát được kiềm chế
Hoạt động mua sắm của người sôi động trở lại. Ảnh: Hải Anh

Đối với các địa phương, ngành công thương sẽ theo dõi chặt chẽ giá cả hàng hóa trên địa bàn để có các biện pháp bình ổn giá cả, cung cầu, tập trung cho các Chương trình kích cầu tiêu dùng, đặc biệt trong những dịp lễ Noel, Tết Quỹ Mão 2023 sắp tới. Khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt qua đó tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.

Liên quan đến bình ổn thị trường dịp cuối năm, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội đang triển khai Chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2022 diễn ra từ ngày 4 - 30/11 với hàng loạt các sự kiện khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.

Sự kiện tiếp theo của tháng khuyến mại là “Ngày Vàng khuyến mại” diễn ra từ ngày 12 - 13/11/2022 tại 50 “Điểm Vàng” là hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn cùng các chương trình khuyến mại giảm giá từ 20% - 50%, với nhiều hình thức: Giảm giá trực tiếp, tặng quà, bốc thăm may mắn, ưu đãi khi thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự kiện “Ngày hội khuyến mại du lịch - HaNoi Tourism Promotion Festival” diễn ra từ ngày 18 - 20/11, tại phố đi bộ Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm. Tại đây, 50 gian hàng tham gia trưng bày nhằm tạo sự gắn kết giữa thương mại với văn hóa, du lịch Hà Nội; mang đến cơ hội mua sắm, trải nghiệm các dịch vụ du lịch giá ưu đãi; quảng bá các điểm đến du lịch làng nghề, văn hóa, truyền thống đặc sắc của Hà Nội. Các chương trình khuyến mại từ 20 - 50% cùng nhiều quà tặng hấp dẫn chờ đón người tiêu dùng.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Liên quan đến công tác thị trường trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Quý Mão 2022, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP (ngày 25/10/2022) kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá các tháng cuối năm 2022.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

分享到: