【giải hạng 3 nauy】Rỗng rang đến hết
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:50:54 评论数:
Bìa cuốn sách “Die empty” của tác giả Todd Henry. Ảnh: kobo.com
Nhiều người từng say mê cuốn “Die empty” (Chết rỗng) của chuyên gia đổi mới sáng tạo Todd Henry,ỗngrangđếnhếgiải hạng 3 nauy một cuốn sách hướng dẫn cách “giải phóng công việc tốt nhất mỗi ngày” để đạt được thành công, thành công liên tục, thậm chí thành công liên tục trong suốt cuộc đời; nhưng có lẽ ít ai biết tác giả cuốn sách đã được truyền cảm hứng và ý tưởng viết cuốn sách ra sao.
Trong một cuộc họp kinh doanh, vị diễn giả hỏi cử tọa bên dưới: “Đâu là vùng đất giàu có nhất trên thế giới?”. Những câu trả lời: “Các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ”, “Những quặng kim cương ở châu Phi”… Thật bất ngờ, vị diễn giả lắc đầu: “Không, đó là những khu đất nghĩa trang! Vâng, nghĩa trang chính là vùng đất giàu có nhất trên thế giới, bởi vì chính nơi đó hàng triệu triệu người đã rời đi”, họ đã chết “và mang theo vô vàn các ý tưởng giá trị không còn cơ hội được ra ngoài ánh sáng để đem lại lợi ích cho người khác. Tất cả đều vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất”. Và thông điệp của tác giả là: hãy làm hết sức để cùng thúc đẩy mọi người tuôn ra ý tưởng và năng lượng tiềm tàng, biến chúng thành thứ gì đó ích lợi trước khi quá muộn, và “Đừng đến mộ phần của bạn và mang trong mình thứ tốt nhất mà bạn có, hãy luôn chọn cách chết rỗng”.
Thú thật, tôi không thuộc típ người bận tâm nhiều đến các cách “giải phóng công việc tốt nhất mỗi ngày”, tôi chỉ tâm đắc một thông điệp tử tế, giản dị và phù hợp với trường nghĩa rộng hơn,“hãy cố gắng để trống rỗng trước khi rời khỏi thế giới này”, hãy thật là “Rỗng rang nằm xuống”…
Ở khía cạnh này, tôi nhớ Steve Jobs, “biểu tượng công nghệ của thế giới” đã từng nói về một cái chết tương tự như vậy trong bài diễn văn bất hủ và dường như là duy nhất trong đời ông tại một buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường đại học Stanford. “Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng…”.
“Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Mình có “làm sạch mình”, “làm cho bằng hết” cho “những gì định làm hôm nay”? Để khi chết, là “chết rỗng”? “Gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hổ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết”.
Còn Todd Henry thì sao? Trên Amazon thấy có mấy dòng giới thiệu cuốn “Chết rỗng” như thế này: Hầu hết chúng ta luôn có ý nghĩ bướng bỉnh rằng chúng ta sẽ có ngày mai. Nhưng kết cuộc chúng ta cũng chẳng còn những ngày mai nữa. Chúng ta cố dành dụm mỗi ngày: lòng tốt, tình yêu, sự sáng tạo, năng lượng… nhưng đâu biết rằng, đó là những thứ ta cần phải cho đi từng ngày, cho đi càng sớm càng tốt. Đừng để quá muộn...
Tôi cũng nhớ Momofuku Ando, “cha đẻ” của món mì ăn liền trứ danh Nhật Bản, làm ấm bụng thế giới từ gói mì khô thả vô nước sôi 3 phút là ăn được ngay, cho đến “mì ly” rồi “mì không gian” dành cho những phi hành gia vũ trụ. Sức sáng tạo của Momofuku Ando quả thật đáng nể. Tôi từng đến thăm bảo tàng mì ly (Cupnoodles Museum) ở Yokohama để hiểu thêm hành trình dựng nghiệp của Momofuku Ando. Ở đó có khu trưng bày Creative Thinking Box (Hộp tư duy sáng tạo) với những thiết bị giúp người xem cảm nhận được ý tưởng sáng tạo độc đáo của Momofuku Ando. Tư duy sáng tạo vô biên của Momofuku Ando đã nảy ra những ý tưởng tuyệt vời chưa từng ai nghĩ tới, đồng thời cũng chính là niềm cảm hứng trải nghiệm và nuôi dưỡng sáng tạo cho bất kỳ ai. Người Nhật tự hào vì có Momofuku Ando với câu chuyện cuộc đời “không ngừng tư duy sáng tạo, và không bao giờ từ bỏ cho đến lúc đạt được mục đích cuối cùng”. Người ta bảo rằng Momofuku Ando ăn mì gà ăn liền cho đến ngày trước khi ông qua đời. Đó phải chăng là cách “rỗng rang nằm xuống” của Momofuku Ando?
Có lẽ, mọi người không quên bộ phim ngắn “Xẩm đỏ” thật hay trên Youtube, ở đó người ta không chỉ hiểu được cuộc đời gian truân nặng trĩu của nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu mà còn thấy được cách cụ trao truyền tinh hoa, bí quyết nghề hát xẩm cho các học trò: từ cách nâng niu cây đàn nhị và nắn nót trong từng phím đàn cho đến cách nhấn âm nhá chữ trong từng hơi sức cuối cùng... Hãy nghe những lời gan ruột của cụ trong một đoạn phim: “Ối giời ôi, họ không học chứ họ học thì tôi truyền đạt lại chứ để làm gì. Tôi chết rồi thì mang đi để làm gì. Thôi thì còn sống ngày nào tháng nào năm nào, có người tìm học thì cũng phải cố mà dạy cho người ta”. Chết rồi thì mang đi để làm gì. Chết rỗng. Và cụ gọi đó là “Giời đày tôi”.
Tỷ phú Charles Chuck Feeney, người đồng sáng lập hãng bán lẻ miễn thuế Duty Free Shoppers lừng danh cũng đã từng trông đợi một cái “chết rỗng” như vậy. Ở tuổi 89, ông cho đóng cửa quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies vì toàn bộ tài sản của ông đã được cho đi hết. Với quan niệm tiền không thể mang theo lúc xuống mồ nên ông đã đi tiên phong trong ý tưởng “cho đi khi còn sống”. Và ông đã đúc kết sứ mệnh của mình: “Tôi thấy có ít lý do để trì hoãn việc cho đi khi có thể đạt được rất nhiều điều tốt đẹp thông qua việc hỗ trợ các hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, việc cho đi khi còn sống sẽ thú vị hơn là cho đi khi bạn chết”. Quả tình tôi đang cố hình dung tỷ phú Chuck Feeney cùng vợ thú vị như thế nào một khi “Rỗng rang nằm xuống”…
Tôi nhận ra nguồn cảm hứng lớn lao đến từ Steve Jobs, Momofuku Ando, cụ bà Hà Thị Cầu hay từ Chuck Feeney chính là niềm đam mê vô tận với công việc mỗi ngày của mình, với những chọn lựa của chính cuộc đời mình: những ý tưởng ngồn ngộn, dồn dập, thiện lành và cả nguồn năng lượng luôn tràn trề tươi mới, với mục đích duy nhất là đem lại lợi ích cho tha nhân.
Nói theo kiểu chơi chữ của Todd Henry trong chương 11 của cuốn sách, để được “Chết rỗng”, họ đã tập trung “Sống rỗng” (Live empty) mỗi ngày. Từ EMPTY bao gồm những chữ cái đầu: E (Ethics-phải đạo trong từng đầu việc mỗi ngày), M (Mission- nhận thức sứ mệnh), P (People-trong tương tác với người), T (Task-hôm nay ta làm gì) và Y (You-hoàn thiện chính mình). Nhận lãnh “thiên sứ” (mà cụ Cầu gọi là “Giời đày tôi”), họ đã vắt kiệt mình trong mỗi ngày sống, “để trống rỗng trước khi rời khỏi thế giới này”.
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG