"Dòng chảy" pháp luật kinh doanh khai thông nhiều điểm nghẽn cho doanh nghiệp VCCI: Điều kiện kinh doanh khiến hạt gạo của Việt Nam đắt hơn,ộtsốngànhnghềkhôngcầnthiếtphảikiểmsoátbằngđiềukiệanh vs bắc macedonia khó xuất khẩu hơn Yêu cầu chủ động rà soát, bảo đảm điều kiện kinh doanh thẩm định giá theo quy định mới |
| Một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh. Ảnh: ST |
Theo VCCI, về cơ bản, Dự thảo đã nêu bật được những vấn đề tồn tại của các quy định về điều kiện kinh doanh. Những kiến nghị, đề xuất tại Dự thảo là hợp lý. Tuy nhiên, để Dự thảo phản ánh được bao quát, toàn diện hơn những vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh, VCCI cho rằng cần phải cân nhắc xem xét một số vấn đề. Có thể kiểm soát bằng các quy chuẩn, điều kiện phù hợp Góp ý của VCCI nêu, điều kiện kinh doanh là điều kiện ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh. Vì thế, công cụ “điều kiện kinh doanh” chỉ nên sử dụng trong các trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có thể tác động đến trật tự công. Chẳng hạn như đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì yếu tố trình độ của người khám bệnh là rất quan trọng vì tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, do đó cần phải kiểm soát ngay từ đầu, trước khi các chủ thể này thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Đối với những trường hợp mà quá trình sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh không tác động đến các lợi ích công cộng nhưng các sản phẩm, hàng hóa lại có thể tác động thì phương pháp quản lý thích hợp là các giới hạn kỹ thuật tối thiểu mà sản phẩm, hàng hóa đó buộc phải đáp ứng nếu muốn tiêu thụ tại thị trường. Theo VCCI, trên thị trường hiện có các tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Đây là các tổ chức được cấp phép để thực hiện các hoạt động chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, với việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa thông qua sự xác nhận của các tổ chức chứng nhận, Nhà nước có thể kiểm soát được những tác động tới lợi ích công cộng của hoạt động kinh doanh thay vì ban hành các điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn, với ngành kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa; kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển thì các phương tiện sau khi được đóng mới phải được đăng kiểm để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, việc kiểm soát bằng cách đặt điều kiện kinh doanh hầu như không có ý nghĩa, không cần thiết. Hoặc có những loại dịch vụ, nhà nước cấp phép cho từng lần cung cấp dịch vụ, có nghĩa là kiểm soát tuyệt đối mức độ tác động đến lợi ích công cộng của hoạt động kinh doanh, vì vậy việc áp đặt điều kiện kinh doanh đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ là không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ như ngành kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu. Đối với những hàng hóa, dịch vụ không có quy chuẩn kỹ thuật/tiêu chuẩn kỹ thuật và các sản phẩm, hàng hóa này có những tác động nhất định đến trật tự công, VCCI cho rằng, trong một số trường hợp, yêu cầu về điều kiện đối với các chủ thể kinh doanh thường không mang đến hiệu quả kiểm soát tốt hơn, có ý nghĩa so với các biện pháp quản lý khác như đặt ra các yêu cầu nhất định đối với các sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông thị trường; quy định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình kinh doanh; quy định các chế tài đủ mạnh có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm… Không kiểm soát chặt chẽ, môi trường kinh doanh sẽ kém thuận lợi Cũng theo góp ý của VCCI, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định chung, trong khi phạm vi của ngành nghề là rất rộng. Điều này dẫn tới tình trạng, cơ quan quản lý sẽ xác định nhiều “ngành nghề con” khác là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong khi các “ngành nghề con” này không cần kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh. Do đó, Dự thảo cần bổ sung đánh giá phạm vi và thu hẹp lại phạm vi của một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. VCCI dẫn ví dụ, “kinh doanh vàng” được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong ngành nghề này có “kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vàng trang sức thủ công mỹ nghệ được xem là loại hàng hóa thông thường. Kinh doanh loại hàng hóa này không tác động đến lợi ích công cộng như các loại vàng khác. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã nhiều lần kiến nghị về việc loại bỏ hoạt động kinh doanh vàng trang sức, thủ công mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị bổ sung vào Dự thảo về tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh. Theo rà soát sơ bộ của VCCI, tình trạng các thông tư ban hành điều kiện kinh doanh vẫn còn tồn tại khá nhiều, dẫn tới tình trạng điều kiện kinh doanh không được kiểm soát chặt chẽ và khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi hơn. Về nguyên tắc chung khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện đưa vào Danh mục của Luật Đầu tư, VCCI đề nghị bổ sung quy định các cơ quan soạn thảo phải giải trình về mục tiêu quản lý đối với ngành đấy là nhằm hướng tới “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. |