【xem bảng xếp hạng anh】Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục công bố phương án chính thức nào?
Tuy nhiên,ỳthiQuốcgiaBộGiáodụccôngbốphươngánchínhthứcnàxem bảng xếp hạng anh ngày mai, 5/9, sẽ là ngày khai trường nhưng đến giờ Bộ vẫn chưa chốt được có đổi mới thi hay không, đổi mới như thế nào. Các phương án đổi mới đưa ra nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các nhà giáo dục. Còn giáo viên, học sinh thì sốt ruột chờ đợi vì đến thời điểm này vẫn mù mờ thông tin về hai kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm đèn sách: thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học.
Đổi mới thi: Càng bàn, càng rối
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ba phương án thực hiện chủ trương một kỳ thi hợp nhất ngay năm 2015, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, kết quả vừa để xét tốt nghiệp, vừa có thể dùng làm cơ sở xét tuyển đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.
Giáo sư Đào Trọng Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên thực hiện đổi mới trong năm 2015. “Năm nay, chúng ta đã bước đầu cải tiến về thi cử và theo tôi, đến thời điểm này như thế là đủ. Chúng ta cứ thực hiện như vậy một vài năm tới. Khi nào thay đổi về chương trình, sách giáo khoa thì mới thay đổi về thi cử. Bây giờ cứ thay đổi về phương thức nhưng nội dung, chương trình, sách giáo khoa vẫn thế thì chắc chắn không có thay đổi gì thật căn bản. Tôi nghĩ không nên vội vã, cứ từng bước sẽ vững chắc hơn,” ông Thi nói.
Cùng quan điểm này, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên đề nghị Bộ cần có lộ trình chuyển đổi để học sinh, các trường phổ thông kịp thích nghi, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa.
Về ba phương án thi mà Bộ đưa ra, nhiều nhà giáo dục như giáo sư Đào Trọng Thi, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm… đều cho biết họ không đồng tình với phương án nào. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng ở phương án 1 với 8 môn thi sẽ dẫn đến tình trạng học lệch, hình thành hai loại giáo viên trong nhà trường là giáo viên dạy môn thi và giáo viên dạy môn không thi. “Đó là một bi kịch cho cả thầy lẫn trò,” ông Dũng nói. Phương án 2 và 3 thì quá nặng và rối, ghép môn thi một cách cơ học là không khoa học.
Nếu phải chọn một trong các phương án Bộ đưa ra, các trường phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo chọn phương án 1 vì đây là phương án gần nhất với kỳ thi tốt nghiệp hiện hành, còn các trường đại học lại chọn phương án 2 vì thuận lợi cho tuyển sinh.
Các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia với mục đích hai trong một vẫn còn rất rối thì nhiều trường đại học đã lên tiếng sẽ không chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi này để làm cơ sở xét tuyển đại học mà sẽ phải có kỳ thi bổ sung. Lý do các trường đưa ra là kết quả kỳ thi tốt nghiệp nhiều năm qua không phản ánh đúng chất lượng học sinh, nhiều gian lận trong thi cử. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga thừa nhận, nếu các trường phải tổ chức thi riêng thì mục tiêu đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp đã không đạt được như mong đợi là giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng việc đổi mới giáo dục theo hướng đổi mới thi là sai lầm vì như vậy, giáo dục Việt Nam vẫn quẩn quanh với việc học để thi chứ không phải học vì để trang bị tri thức cho công dân.
Thí sinh “nín thở” chờ
Trong khi các chuyên gia giáo dục vẫn còn đang tranh luận, nhà quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang phân vân chưa quyết còn các trường đại học vừa nghe ngóng vừa tìm phương án tuyển sinh thích ứng thì người chịu nhiều thiệt thòi nhất là các em học sinh.
Châu Anh, học sinh trường Trung học phổ thông Gia Lai (Gia Lai) cho biết, suốt từ mấy tháng qua, em cũng như các bạn trong trường như “ngồi trên đống lửa.”
“Đầu năm 2014, Bộ công bố sẽ tổ chức kỳ thi ‘ba chung’ đến hết năm 2016, nhưng chỉ vài tháng sau lại chủ trương bỏ 'ba chung'. Liệu như thế có công bằng với chúng em?” Châu Anh bức xúc nói.
Đây cũng là nỗi niềm của tất cả các học sinh trung học phổ thông, nhất là học sinh khối 12 trên cả nước.
Em Trần Hương Ly, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ: “Nếu được chọn, chúng em không chọn phương án nào. Bộ nên đề ra lộ trình thay đổi trước một vài năm để học sinh chuẩn bị.”
Cũng theo Ly, với sự thay đổi trong tuyển sinh, có thể năm nay các trường đại học sẽ không còn tuyển theo khối thi như những năm trước mà theo môn thi, và rất có thể, các môn thi đó không trùng với các môn trong khối thi ổn định lâu nay của trường. “Chúng em rất bối rối. Thường học sinh sẽ xác định khối thi từ khi bắt đầu vào lớp 10 và học tập trung vào các môn đó, lơ là các môn còn lại. Nếu trường đại học thay đổi cách xét tuyển mà lại chỉ công bố trước 6 tháng như quy định của Bộ thì học sinh không thể chuyển hướng kịp vì học phải là cả một quá trình. Chính vì thế, việc lựa chọn một trong ba phương án trên đều là khó cho chúng em.”
Ly cũng cho biết, tình trạng học lệch là phổ biến ở tất cả các học sinh trung học phổ thông hiện nay. Cũng vì học lệch nên thời điểm này, nhiều học sinh đã phải học “cầm chừng” các môn để nghe ngóng thêm tình hình.
Em Nguyễn Mạnh Hưng, học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội) nói: “Em theo khối A, nhưng hiện em đã giảm thời lượng học thêm môn lý để ở nhà ôn tập, học toàn diện hơn các môn học khác. Cậu bạn cùng trường với Hưng, em Hoàng Hưng Thịnh lại đi học thêm tiếng Anh và môn lý.
“Nghe nói Bộ sẽ công bố trước khi bắt đầu năm học mới. Chúng em đang ‘nín thở’ chờ để còn có kế hoạch học tập thích nghi với một kỳ thi mới,” Thịnh chia sẻ.
Theo TTXVN
Kỳ thi Quốc gia 2015: Người đồng ý, người phản đối-
Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hìnhViệt Nam, Australia look towards strategic partnershipPresident receives Lao delegation that contributed to VN revolutionNational Assembly Chairwoman meets Singaporean PresidentSự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toànNA okays forestry lawPM meets President Trump in Hà NộiVietnamese, Chinese prime ministers meet in ManilaCuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến độngOutgoing Uruguayan envoy bids farewell
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·PM meets Swedish foreign minister
- ·Outgoing Uruguayan envoy bids farewell
- ·NA Chairwoman meets Chinese Party chief Xi Jinping
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·NA passes two laws, one resolution
- ·President receives Lao delegation that contributed to VN revolution
- ·NZ vows to maintain ODA provision for Việt Nam
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Vietnamese, Chinese prime ministers meet in Manila
- ·Vietnamese President receives Chilean counterpart
- ·APEC 2017 a comprehensive success: Deputy PM Phạm Bình Minh
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Vietnamese, Chinese prime ministers meet in Manila
- ·Hà Nội may dissolve district People's Councils
- ·31st ASEAN Summit, related meetings to talk ASEAN Vision realisation
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·NA Chairwoman meets Australian Foreign Minister
- ·NA weighs in on special economic zone’s authority as unconstitutional risk looms
- ·China, US presidents set to begin state visits to Việt Nam
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Việt Nam, Australia look towards strategic partnership
- ·State has to manage Internet growth: Deputy PM
- ·Việt Nam wants peace, stability in Korean peninsula
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Lawmakers question judicial, economic corruption issues
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Việt Nam, Australia look towards strategic partnership
- ·Preserving peace a national priority: NA Chairwoman
- ·Vietnamese, Russian Presidents hold meeting
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Imex Trà Vinh’s former director to be investigated
- ·NA Chairwoman launches APPF
- ·Vietnamese President receives Chilean counterpart
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·NA weighs in on special economic zone’s authority as unconstitutional risk looms