【soi kèo antalyaspor】Bấp bênh nghề đi bạn
(CMO) Không nghề nghiệp ổn định, không vốn liếng, không đất đai canh tác, hàng ngàn người dân sinh sống ở các địa phương ven biển của huyện Trần Văn Thời mưu sinh bằng nghề đi bạn biển khơi (hay còn gọi là ngư phủ). Cái nghề gắn liền với câu cửa miệng của người dân vùng biển: hên - xui, may - rủi. Bao đời vật lộn nơi biển cả, đa phần cuộc sống của họ vẫn chưa thoát khỏi cảnh lênh đênh như những cơn sóng biển.
Ở xóm trọ Huế, Khóm 8, thị trấn Sông Đốc, chỉ chừng chục phòng trọ, mỗi phòng diện tích chưa tới 20 m2 là nơi sinh sống của ngư phủ trong tỉnh cho đến các tỉnh vùng trên. Mỗi phòng trọ là một gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Nhưng họ có nhiều điểm chung: dựa vào biển để mưu sinh và cái nghèo vẫn còn đeo bám dai dẳng.
Là gia đình bám trụ lâu năm ở xóm trọ Huế đìu hiu này, mười mấy năm qua, cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Văn Hận chỉ biết trông chờ vào nghề đi bạn của anh. Hai vợ chồng với 2 đứa con, cuộc sống gia đình anh cứ mãi loay hoay với cảnh thiếu thốn, rồi nợ nần.
Anh Hận tâm sự: “Vợ chồng không có vốn liếng gì hết. Để lo cuộc sống gia đình, trước chuyến ra khơi, mình phải mượn trước của chủ ghe năm, ba triệu đồng rồi sau đó trả lại”.
“Ăn trước trả sau”, nhưng đâu phải con nước nào cũng may mắn đủ tiền trả cho chủ ghe. Khi trúng thì được 4-5 triệu đồng, còn thất chỉ hơn 1 triệu. Bởi vậy, số tiền thiếu chủ ghe cứ tăng dần, không biết đến khi nào mới trả được.
Nghèo nên việc học hành của các con anh cũng thiếu thốn trăm bề. Em Nguyễn Kiều Ly năm nay 13 tuổi nhưng chưa một lần được cắp sách đến trường. Em Nguyễn Kiều My tuy được đi học nhưng 11 tuổi mà mới học lớp 3.
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, không biết rồi mai đây, tương lai của các em sẽ ra sao?
Sinh sống ở Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, ông Hai Dư (Trương Văn Dư) được biết đến là người có nhiều kinh nghiệm mưu sinh nơi biển cả. Bởi ông có tới 42 năm gắn liền với nghề đi bạn. Nếu không phải vì mắc căn bệnh tai biến nhẹ, có lẽ giờ này ông vẫn còn theo các chàng trai trong xóm đi làm thuê cho chủ ghe để nuôi gia đình.
Phương tiện thô sơ nên hiệu quả đánh bắt thuỷ sản chưa cao. (Ảnh chụp tại ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). |
Gần biển nên bao đời nay người dân ở địa phương, khi nói đến lựa chọn nghề để sinh nhai đều nghĩ ngay đến nghề biển. Ai có điều kiện thì làm chủ ghe, không thì làm thuê cho người ta. Ông Hai Dư lúc còn thanh niên trai tráng cũng vậy. Không có nghề nghiệp ổn định, để kiếm đồng tiền nuôi thân, ông đành chọn nghề đi bạn. Đến khi lập gia đình, để lo cho vợ con, ông cũng chỉ biết dựa vào biển.
Người ta thường nói, biển hào phóng nhưng cũng lắm bạc bẽo. Vì vậy, không phải lúc nào, sau mỗi chuyến ra khơi, những người đi bạn như ông Hai Dư đều có đồng tiền đem về cho gia đình. Lo miếng cơm manh áo còn chật vật huống gì nuôi con chữ. Vì vậy, trong 7 người con của ông, số người được học hành đến nơi đến chốn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Giờ đây, các con của ông lại dựa vào biển để chăm lo cuộc sống. Người đi bạn cho chủ ghe câu mực, người vá lưới thuê.
Không chỉ vất vả lo miếng cơm manh áo thường nhật mà những người đi bạn còn phải đối mặt với hiểm nguy luôn rình rập. Như lời khẳng định của anh Liêu Minh Tuyền, ngụ ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải: “Đi biển là chết chóc như chơi, mưa gió, bão bùng bất chợt”.
Theo lời anh Tuyền, những năm gần đây, sản lượng khai thác thuỷ sản trên biển không còn dồi dào như trước. Mỗi con nước ra khơi, những người đi bạn như anh thu nhập chỉ vài triệu đồng. Như con nước vừa rồi, anh Tuyền ước tính chỉ nhận được 1,5 triệu đồng vì sản lượng khai thác quá ít. “Đồ biển” không còn nhiều, đồng nghĩa với những chuyến ra khơi đối mặt với chuyện trở về tay không.
Không chỉ những người mưu sinh trên biển như anh Hận, anh Tuyền luôn lo lắng mỗi khi ra khơi, mà những người thân ở nhà cũng phập phồng.
Có chồng đi bạn cho chủ ghe ở Sông Đốc, chị Trần Kim Tho, hàng xóm với anh Tuyền, bộc bạch: “Nhà có mấy công đất ruộng nhưng làm đủ ăn là may. Thấy vậy, mấy năm qua chồng tôi mới đi bạn. Đi biển nguy hiểm lắm. Bão bùng, mưa gió đâu biết trước được. Chồng đi làm, mình ở nhà đâu có an tâm. Nhưng vì cuộc sống cũng phải chịu thôi chớ đâu ai muốn”.
Cuộc sống vẫn còn nhiều nỗi lo toan nhưng với những người mưu sinh bằng nghề đi bạn như anh Hận, anh Tuyền, họ cảm thấy ấm lòng. Vì lúc nào họ cũng có gia đình ở bên, có sự giúp đỡ của chủ ghe, của những người bạn nghề./.
Ngọc Minh
下一篇:Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
相关文章:
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- Quyền lợi người gửi tiền tại Ngân hàng Đông Á sẽ được đảm bảo
- truy bắt đối tượng cướp giật tài sản chưa đầy 24 giờ
- Xuất khẩu thanh long “dựa hơi” Trung Quốc
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Thừa Thiên
- Cơ hội bảo vệ toàn diện, đầu tư linh hoạt với SUN
- Việt Nam là nước nhận nhiều dự án nhất từ JICA
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- Chính sách tài khóa và tín dụng phải phân biệt trong điều hành
相关推荐:
- Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- Khởi tố đối tượng giả danh Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 10 nước có tỷ lệ tử vong vì Covid
- Phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá hơn 98 tỷ đồng
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Người dân xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid
- PPP trong nông nghiệp: Còn nhiều thách thức
- Lưỡi người phụ nữ bọc lớp màu trắng, dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư
- Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Bộ 3 sản phẩm hỗ trợ dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư