【bang xếp hạng la liga】Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng
TPHCM xuất hiện nhiều ổ lăng quăng trong trường học | |
TPHCM xuất hiện 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới ngay đầu mùa mưa | |
Hà Nội: Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết |
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh (cao nhất trong 32 năm trở lại đây) với 53 trường hợp tử vong.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Thanh Oai. Ảnh: Duy Tuân |
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận gần 30.000 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố; 3 ca tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh.
Tại Hà Nội, thống kê từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 247 trường hợp mắc SXH, với nhiều ổ dịch nhỏ rải rác, trong đó 2 ổ dịch có nguy cơ bùng phát là tại xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) và xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai).
Là một trong những địa phương “nóng” nhất về dịch SXH lúc này, Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai cho biết, hiện trên địa bàn huyện đã có 33 trường hợp mắc tại 11/21 xã, thị trấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 (17 ca).
Riêng tại xã Thanh Thùy có 18 ca mắc SXH, phân bố tại 4/6 thôn. Các ổ dịch còn lại trên địa bàn huyện này gồm xã Tam Hưng (2 ổ dịch) và tại một số xã như Phương Trung, Dân Hòa, Kim An, Cao Dương.
Về phía các cơ sở điều trị, theo tìm hiểu phóng viên được biết, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- cơ sở chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận cácca mắc SXH, trong đó một số trường hợp có dấu hiệu nặng.
Bác sỹ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, mới đây, một nam thanh niên 20 tuổi (trú tại Hà Nội) đã sốt liên tục và vào ngày thứ 4 đã xuất hiện tình trạng xuất huyết mắt, tiểu cầu giảm, cô đặc máu ít, buộc phải nhập viện điều trị.
Nói về nguy cơ của dịch SXH năm nay bác sỹ Thư phân tích, dù cao điểm của dịch đã rơi vào các năm 2017 và 2019, song năm 2020 người dân không được phép chủ quan. “Sở dĩ như vậy là do bệnh gây ra bởi muỗi mà thời tiết, nóng ẩm trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển”, bác sỹ Thư cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai cần phải nâng cao cảnh giác trong mùa dịch SXH, bởi đây là những đối tượng dễ bị tổn thương. Cụ thể, Bệnh SXH gây giảm thể tích tuần hoàn nên trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm. Trong khi đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh về gan, thận đều là những nguyên nhân khiến SXH diễn biến nặng hơn nếu mắc phải.
Với phụ nữ mang thai, dù chưa ghi nhận trường hợp virus Dengue gây nên dị tật thai nhi nhưng khi mắc SXH có thể dẫn đến trường hợp sẩy thai. Vậy nên khi mắc bệnh mà có các triệu chứng như chảy máu, nôn ra máu; đi ngoài phân đen; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh; khó thở cần đến ngay bệnh viện gần nhất vì đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm", bác sỹ Thư lưu ý.
Với dịch SXH các chuyên cũng lưu ý hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi. Các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo là đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thường xuyên phun hóa chất, phát quang bụi rậm diệt muỗi.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để giảm thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch người dân cần chủ động phòng chống bằng các biện pháp hiệu quả như diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
“Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nêu.
(责任编辑:Thể thao)
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Cắt mác sản phẩm vì khách hàng kêu ‘ngứa’: Seven.AM đang ngụy biện?
- Hiểm họa từ riềng xay chứa độc tố
- Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 23/6
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Quacert đột phá và phát triển bền vững
- Doanh nghiệp chú trọng chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
- Ngày hội PV GAS
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- DN cần biết: Xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc phải có tem truy xuất nguồn gốc
- Vinamilk 8 năm liền được vinh danh thương hiệu Quốc gia
- Hàng giả ‘phủ sóng’ trên mạng internet: Làm sao để ngăn chặn?
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Thu hồi kem trắng da mặt
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Ăn nhiều bánh kẹo, mứt tết khiến trẻ thừa cân, béo phì
- Bộ KH&CN: Đẩy mạnh cơ chế hậu kiểm, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp
- Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm tra chuyên ngành hàng hóa