发布时间:2025-01-10 19:28:53 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Phòng truyền thống sẽ giúp các cầu thủ trẻ Huế (áo tím) tự hào và tăng thêm sức mạnh khi ra sân
TheóngđáHuếcầnmộtphòngtruyềnthốbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia phápo lời kể của ông Châu, bóng đá Huế bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Khi ông Châu bắt đầu đi học vào những năm 30 thì bóng đá Huế phát triển một cách mạnh mẽ. Phong trào chơi bóng đá được phổ cập từ nông dân, thanh niên đến thiếu niên, học sinh của Huế. Hồi đó, các đội bóng phong trào có thể sử dụng những quả banh bằng lá chuối khô cuốn lại, banh bằng quả bưởi, banh tenis, banh cao su... Theo trí nhớ của ông Châu, ngoài sân vận động Tự Do được xây vào năm 1934 - 1935 với cái tên đầu tiên là sân Stade Olympic, cũng là sân bóng đá lớn nhất Trung Kỳ lúc bấy giờ thì ở Huế còn có sân bóng đá Đông Ba cạnh ngay cầu Trường Tiền (bao gồm cả hệ thống sân bóng đá và sân quần vợt); ngoài ra ở Huế những năm 1930 còn có các sân bóng đá An Định (gần Cung An Định) và các sân bóng đá trong các trường học như Trường Quốc Học, Trường Kỹ nghệ, Trường Thiên Hữu...
Thành tích ấn tượng nhất của ông Châu và đồng đội là chức vô địch Giải bóng đá học sinh Đông Dương (dành cho các cầu thủ 20 tuổi trở xuống) vào năm 1944 tổ chức trên sân Stade Olympic – Huế.
Như vậy, bóng đá Huế đã có gần một thế kỷ phát triển và để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Thế nhưng những cựu cầu thủ như ông Châu hay sau này như Vy, Đoan, Lợi anh, Lợi em, Đội Thuận, Văn Khắc Tiến, Tin, Minh Huế… và tiếp đó là những cựu cầu thủ Hiền, Sau, Tùy, Lê Văn Tâm… thì rất ít người biết đến, nếu không muốn nói đang bị lãng quên…
Trong một lần cựu tuyển thủ quốc gia Lê Đức Anh Tuấn về thăm quê hương, những cựu cầu thủ cùng thế hệ với anh như Trần Quang Sang, Dương Công Quốc đã có ý định tổ chức một trận đấu giao lưu giữa các thế hệ cầu thủ bóng đá Huế. Nhưng Tuấn đã từ chối vì anh ngại là “có còn ai nhớ đến mình nữa đâu?”.
Một trong những mắt xích quan trọng của một câu lạc bộ bóng đá đó là phòng truyền thống. Điều này minh chứng từ các câu lạc bộ bóng đá lớn trên thế giới. Đó được xem như một “ngôi đền” để các cầu thủ thế hệ sau cũng như các cổ động viên có thể tự hào từ đó tăng thêm tình yêu và sức mạnh mỗi khi đội bóng của mình ra sân. Ở Việt Nam, câu lạc bộ Thể Công mặc dù không còn tên nhưng truyền thống của họ vẫn được gìn giữ, phát huy thông qua phòng truyền thống ở sân Cột Cờ.
Để xây dựng một phòng truyền thống không phải là khó đối với CLB bóng đá Huế khi mà mặt bằng các phòng ở khán đài sân Tự Do đã có sẵn. Chỉ cần sưu tập ảnh, các bài viết tư liệu về lịch sử bóng đá Huế, các kỷ vật của cầu thủ, cổ động viên…
Trong lịch sử của mình, bóng đá Huế có nhiều câu chuyện rất thú vị như hồi trước đội Bạch Đằng Huế có thủ môn là người lai Pháp, tên Tây là Poignae và một tiền đạo người Pháp học sinh Trường Quốc Học có tên là Bercier... Hay sau này là những nhân vật người Nam Định đã làm nên lịch sử của bóng đá Huế như HLV Ninh Văn Bảo, tiền vệ Nguyễn Văn Phương…
Những câu chuyện và nhân vật lịch sử đó cần được tôn vinh tại phòng truyền thống, qua đó khơi dậy niềm tự hào không chỉ cho các cầu thủ trẻ mà cho tất cả những ai yêu mến bóng đá Cố đô.
Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG
相关文章
随便看看